Trước hết cần phải khẳng định rằng, mạng xã hội (Social Network) ra đời là một bước tiến bộ lớn trong đời sống của loài người, mang lại nhiều tiện ích cho xã hội. Đó là khả năng thông tin nhanh với khối lượng thông tin phong phú, được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích và tính năng giải trí, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng và nhanh chóng của giới trẻ. Đặc biệt, ở một góc độ khác, tính ưu việt của mạng xã hội thể hiện ở chỗ, nó làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các nhóm xã hội và các quốc gia với nhau, đó chính là khả năng kết nối. Có thể nói, đây là một không gian giao tiếp công cộng phi vật thể tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức, liên kết rộng khắp chứ không bị giới hạn bởi chiều không gian.
Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận tiện, hữu ích, mạng xã hội cho con người và công việc
thì nó còn tạo ra những tác động tiêu cực, sự thiều kiểm duyệt sẽ tạo ra hiện
tượng “khủng hoảng thông tin”, gây rối dư luận, gây “nghiện mạng xã hội”. Hệ lụy
của việc lạm dụng mạng xã hội ở người trẻ là: chất lượng thực hiện nhiệm vụ
theo chức trách giảm sút, sao lãng công việc, ảnh hưởng đến sức khỏe (giảm thị
lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi…). Đặc biệt, sự phát tán thông tin từ mạng xã hội
rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để các thế lực thù địch lợi dụng, gây nguy
hại đến tư tưởng, tinh thần của đội ngũ sĩ quan trẻ, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong
quân đội. Nhất là những thông tin không có nguồn gốc chính thống, chưa được kiểm
duyệt, nhằm mục đích nói xấu, bôi nhọ người khác, hoặc kích động, phản động, thậm
chí là chống phá Đảng, Nhà nước và quân đội ta. Với tư cách là một trong những
thành viên tham gia mạng xã hội, dù vô tình hay hữu ý, họ có thể bị lôi kéo tham
gia thành lập các nhóm (group) tuyên truyền những thông tin thiếu lành mạnh hoặc
thiếu trung thực hay là sự chống phá của các thế lực phản động, thù địch mưu đồ
chính trị nhằm chống lại chế độ, chống lại Tổ quốc.
Việc
sử dụng mạng xã hội, nhất là Facebook và Zalo đã và đang trở nên ngày càng phổ
biến trong đội ngũ người trẻ. Bởi lẽ, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh
có kết nối 3G hoặc Wifi, việc tham gia các mạng xã hội trở nên vô cùng đơn giản.
Mặc dù trong thời gian qua, việc sử dụng mạng xã hội của đội ngũ sĩ quan trẻ
Nhà trường vẫn đảm bảo lành mạnh, chủ yếu với mục đích học tập, tìm kiếm tài liệu
phục vụ công tác, giải trí, trao đổi thông tin, liên lạc với gia đình, người
thân, bạn bè, góp phần nâng cao đời sống văn hóa - tinh thần của bản thân. Song
với tính chất “mở” và khó kiểm soát của mạng xã hội, hoạt động này luôn tiềm ẩn
những nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến phẩm chất, nhân cách người quân nhân, đến
phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” cũng như hình ảnh, truyền thống của đơn vị. Thậm chí,
tác hại của việc sử dụng mạng xã hội tùy tiện có thể dẫn tới những hậu quả lớn
hơn như làm lộ tài liệu, bí mật quân sự, dao động về tư tưởng, thoái hóa về đạo
đức, lối sống, thúc đẩy khả năng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ
những người trẻ tuổi trong quân đội.
Thực
tiễn này đòi hỏi việc ngăn chặn tác động tiêu cực của mạng xã hội đối với tuổi
trẻ trong quân đội hiện nay phải được quan tâm thực hiện như là một vấn đề vừa
cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách, trước mắt. Ngăn chặn tác động tiêu cực của mạng
xã hội là hoạt động tích cực, chủ động của các chủ thể, sử dụng tổng hợp các biện
pháp, cách thức nhằm hạn chế, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, xấu độc của mạng
xã hội đối với tuổi trẻ, góp phần xây dựng đội ngũ những người trẻ tuổi trong
quân đội có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính
trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện
nay. Đây là nhiệm vụ không thể xem thường, cần được lãnh đạo, chỉ huy các cấp,
các tổ chức, lực lượng qua tâm thực hiện một cách hiệu quả, trong đó chú ý nâng
cao nhận thức cho tuổi trử quân đội về tác hại và ảnh hưởng tiêu cực của của mạng
xã hội, đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng mạng xã hội hiện
nay; làm tốt công tác giáo dục chính trị, nâng cao bản lĩnh, nhãn quan chính trị,
tạo khả năng “miễn dịch” tuổi trẻ quân đội trước tác động tiêu cực của mạng xã
hội; khuyến khích và tạo điều kiện cho tuổi trử quân đội thường xuyên tham gia
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nói chung, các thông tin xấu
độc trên mạng xã hội nói riêng; tổ chức các hoạt động, sân chơi lành mạnh nhằm
thu hút và định hướng tuổi trẻ quân đội vào các hoạt động thực tiễn sinh động,
bổ ích, tránh xa thế giới ảo của mạng xã hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét