Muốn có năng lực trong hoạt động thực tiễn thì trước hết phải
bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá cho thế hệ trẻ, Người nói: “Dốt nát cũng
là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm”[1].
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, thế hệ trẻ lại càng cần phải
nâng cao trí tuệ, có kiến thức toàn diện, sâu sắc trên mọi lĩnh vực. Trình độ học
vấn sẽ giúp thế hệ trẻ tiếp thu được tri thức mới, những kiến thức khoa học kỹ
thuật để vận dụng trong quá trình xây dựng đất nước. Người cho rằng: Không có
tri thức thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội liên hoan thanh
niên tích cực ngành đường sắt, Người nói: “Các cháu phải cố gắng học tập kỹ thuật,
văn hoá, chính trị. ..... Nếu không học tập văn hoá, không có trình độ văn hoá
thì không học tập được kỹ thuật, không học tập được kỹ thuật thì không theo kịp
được nhu cầu kinh tế nước nhà; nhưng phải chú ý học tập chính trị vì nếu chỉ học
văn hoá, kỹ thuật mà không có chính trị thì như người nhắm mắt mà đi”[2].
Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, phải đi liền với
quan tâm đến nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn của thế hệ trẻ. Đây
chính là lý thuyết gắn với thực hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.
Theo Người, nếu không có năng lực trong công việc thì cũng
như “ông bụt” ngồi trong chùa, không giúp ích gì được cho ai. Người cho rằng: một
người học xong đại học mà làm công không biết cày ruộng, không biết làm công,
không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác thế là chỉ có tri thức một
nửa.
Nhưng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau như vậy đã đủ
chưa? Chưa đủ, vì theo Hồ Chí Minh, bên cạnh bồi dưỡng cho họ lý tưởng cách mạng,
bồi dưỡng đạo đức, bồi dưỡng học vấn và năng lực thực tiễn để học cống hiến cho
cách mạng mà còn phải quan tâm chăm lo đời sống vật chất tinh thần của họ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét