CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

Cảnh giác trước những hành vi giả mạo Phật giáo trên mạng xã hội

 

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Phật giáo có đóng góp quan trọng trong việc hình thành nền tảng tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam, đó là Phật giáo. Phật giáo với những nghi lễ phong tục tập quán tạo nên nét đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhưng thời gian gần đây, một số phần tử xấu có những hành vi mạo danh, trục lợi từ tôn giáo nói chung và Phật pháp nói riêng, ngoài đời thật, nhất là trên các trang mạng xã hội.

Trên mạng xã hội đã và đang xuất hiện một số đối tượng lợi dụng hình ảnh Phật pháp để trục lợi. Chúng cải trang thành các hình tượng tôn giáo, mạo danh tu hành và có những phát ngôn, ứng xử phản cảm. Thậm chí, một số đối tượng còn tự xưng là Phật, thánh để livestream từ đó kêu gọi từ thiện, bán hàng trên các trang mạng xã hội.

Điển hình vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip hóa trang thành Đức Phật livestream bán nước hoa của nam TikToker NB. Người này sử dụng những lời lẽ khó nghe, thiếu chuẩn mực, thậm chí đòi tiền đặt lễ với thái độ cau có, gắt gỏng khiến nhiều người phản ứng.

Cụ thể, nam TikToker NB đã có những phát ngôn phản cảm như: “Tại sao đi cầu lộc buôn lộc bán mà không dâng sính lễ? Có money (tiền bạc) ở đấy không?”, “Mang 100.000 nghìn, mày bán rẻ tao quá đấy”…Người này còn đặt một biệt danh cho người phụ nữ bán hàng cùng với mình là “Thích Thì Nhích”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, để những nội dung thuyết giảng Phật pháp đến được với công chúng, Ban Hoằng pháp Trung ương đã phối hợp xây dựng Đề án hoằng pháp trực tuyến, xây dựng phim trường ảo tại một số cơ sở tự viện, mời những giảng sư là hàng giáo phẩm thu hình, thuyết giảng nhằm giúp lan tỏa lời hay ý đẹp đến người dân trên mạng xã hội. Việc xử lý nghiêm các hành vi giả mạo nhà tu hành, giả mạo chức sắc trong Phật giáo để trục lợi là cần thiết để bài trừ các nội dung sai lệch, thiếu chuẩn mực, đảm bảo văn hóa trên môi trường mạng, như trường hợp một Tiktoker đóng giả đức Phật để livestream bán nước hoa gần đây.

"Theo Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, có những quy định cụ thể về những hành vi bị nghiêm cấm, trong đó hành vi bị nghiêm cấm là xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo. Ngoài ra, việc tiktoker livestream bán hàng còn có hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để trục lợi, có thể bị xử lý vi phạm hành chính, mức phạt là 10 - 20 triệu đồng đối với tổ chức". Vì vậy, mỗi chúng ta cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không tham gia vào bất kỳ hình vi phạm pháp lợi dụng tôn giáo nào, đồng thời kiên quyết đấu tranh vạch trần những hành vi phạm pháp của các kẻ xấu, không để cho chúng lợi dụng trục lợi; góp phần bảo vệ, giữ gìn nét văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo ở Việt Nam./.

0 nhận xét: