Lịch sử
dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại
xâm; một dân tộc yêu chuộng hòa bình, luôn phải căng mình tự vệ. Bởi vậy, hòa
bình luôn là mong ước, khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Khát vọng hòa
bình đã trở thành lẽ sống, là khí phách hùng thiêng của nhân dân ta.
Khát
vọng bảo vệ hòa bình
Từ thuở
cha ông dựng nước và giữ nước, khát vọng hòa bình đã hun đúc ý chí, quyết tâm
đánh giặc ngoại xâm, cố kết tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Chúng ta coi “binh
đao” là việc bất đắc dĩ, nhưng khi đất nước bị xâm lăng, cả nước cùng đồng tâm
kháng chiến bảo vệ độc lập chủ quyền, quyết không khuất phục; quyết chiến,
quyết thắng.
Rõ ràng bảo vệ hòa bình trong điều kiện đất nước đang hòa
bình là một tư duy biện chứng sâu sắc hàm chứa cả “sức mạnh cứng” và “sức mạnh
mềm”; bảo vệ hòa bình chính là chúng ta đang thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ
quốc được thể hiện:
(1)
Trước hết phải bảo vệ môi trường hòa bình: Xây dựng, củng cố, phát triển các
mối quan hệ song phương, đa phương. Thêm bạn bớt thù; đa phương hóa, đa dạng
hóa các mối quan hệ đi vào chiều sâu thực chất; tạo bước chuyển biến mới về hội
nhập với phương châm: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với các nước”.
Thực hiện nhất quán chủ trương "4 không". Để bảo đảm môi trường hòa
bình, vấn đề then chốt là: Kiên trì, bình tĩnh, sáng suốt, khôn khéo; xử lý
đúng đắn các mối quan hệ đối ngoại, trong đó có vấn đề chủ quyền lãnh thổ.
(2) Bảo
vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ, nhân
dân. Bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước phải gắn liền với bảo vệ hòa bình
và hòa bình được coi là một giá trị thiêng liêng của đất nước. Bảo vệ hòa bình
không đồng nghĩa với tư tưởng “Hòa bình chủ nghĩa”. Để có hòa bình thực sự phải
luôn luôn sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ chiến tranh. Vì vậy, bảo vệ hòa bình
là trách nhiệm chung của toàn dân, của cả hệ thống chính trị và các lực lượng
vũ trang bao gồm cả sứ mệnh bảo vệ hòa bình thế giới.
(3) Giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình:
Trong nền hòa bình bền vững của đất nước, cần gắn kết chặt chẽ “hòa bình ổn
định, lợi ích quốc gia-dân tộc với hòa bình an ninh ổn định của khu vực và thế
giới. Bảo vệ Tổ quốc đồng nghĩa với bảo vệ hòa bình. Bảo vệ hòa bình là một nội
hàm của bảo vệ Tổ quốc và phải bảo vệ “từ sớm-từ xa, từ lúc nước chưa nguy”
bằng biện pháp hòa bình.
(4) Để
bảo vệ hòa bình bền vững: Cần phải luận giải bài toán “chiến thắng mà không cần
chiến tranh” ở tầm cao chiến lược, không để Tổ quốc bị động, bất ngờ. Với mục
tiêu bao trùm: Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để tạo thuận lợi cho sự
nghiệp xây dựng-bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích chính đáng phù hợp
với luật pháp quốc tế. Làm sâu sắc thêm quan hệ mật thiết với các nước láng
giềng; cân bằng quan hệ với các nước lớn và giữ vững quan hệ với các nước bạn
bè truyền thống; góp phần giữ vững ổn định chính trị trong nước và khu vực.
Một số giải pháp bảo vệ hòa bình bền vững để xây dựng và
phát triển đất nước:
1. Bảo
đảm ổn định chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.
Đây là nhân tố quyết định, có vai trò to lớn, tầm quan trọng đặc biệt tạo cho
Việt Nam có được một nền hòa bình và thịnh vượng. Sự ổn định chính trị chỉ được
xây dựng vững chắc trên nền tảng lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước; tạo sức “đề kháng” mạnh để phòng ngừa,
ngăn chặn, tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân, độc đoán, chuyên quyền, cơ hội chính
trị, tham ô, tham nhũng; mầm mống hình thành thế lực thù địch bên trong, với
chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”... trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo
loạn, lật đổ.
Giữ
vững, tăng cường và thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; thực
hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò tiên phong, gương
mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người chủ trì. Tạo sự đồng thuận, niềm tin
của nhân dân. Lựa chọn cán bộ có tâm, tầm, trí, gương mẫu vì sự nghiệp của Đảng
và nhân dân. Xây dựng chính quyền vì dân.
Đó
chính là nòng cốt để bảo vệ hòa bình bền vững. Quân đội nhân dân Việt Nam luôn
giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, trở thành
một đội quân trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, lực lượng nòng cốt trong
sự nghiệp bảo vệ hòa bình. Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến
lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính
trị về Chiến lược Quốc phòng Việt Nam là những quan điểm rõ ràng, nhất quán
trong việc bảo vệ hòa bình bền vững khi chúng ta đã có chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ để Tổ quốc không bị bất ngờ.
2. Phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ trung tâm: Mục
tiêu cao cả tối thượng của Đảng là mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân;
không ai bị bỏ lại phía sau; “dân giàu thì nước mạnh”, đó là vấn đề cơ bản bảo
đảm cho công cuộc bảo vệ hòa bình bền vững. Cần tập trung đột phá và phát huy
tối đa lợi thế, tiềm năng của các vùng, miền. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô;
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội. Xây
dựng tiềm lực kinh tế mạnh.
Huy
động tối đa nội lực kết hợp với kinh tế đối ngoại chính là tạo thế và lực cho
sự nghiệp bảo vệ hòa bình bền vững. Nâng cao chất lượng nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN, đồng bộ, văn minh, hiện đại; hoàn thiện thể chế, cạnh tranh
lành mạnh, bình đẳng. Đẩy mạnh nghiên cứu chuyển đổi ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ, phát triển kinh tế số, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Xử
lý lợi ích hài hòa, khó khăn cùng chia sẻ để bảo đảm “cùng thắng”. Kinh tế là
nhân tố “cần” và “đủ” để bảo vệ hòa bình. Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
đang thực hiện hiệu quả chức năng là “đội quân sản xuất” vừa bảo đảm nâng cao
đời sống cho cán bộ, chiến sĩ; vừa tham gia vào tăng trưởng kinh tế, góp phần
giảm bớt gánh nặng cho đất nước.
3. Củng
cố, tăng cường phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc: Nhân tố quan trọng,
là động lực to lớn của sự nghiệp bảo vệ hòa bình bền vững và công cuộc đổi mới,
xây dựng đất nước. Với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh làm điểm tương đồng. Tăng cường sự đồng thuận xã hội, huy động sức mạnh
tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hòa bình ngày càng bền vững.
“Lấy
dân làm gốc”, tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Giữ vững kỷ cương
phép nước. Thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát,
dân thụ hưởng. Tăng cường khối liên minh vững chắc giữa các giai cấp công nhân,
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Củng cố, chăm lo xây dựng mối đoàn kết
của các dân tộc, tôn giáo. Hiện nay, công tác này vẫn còn nhiều việc phải làm
để không còn kẽ hở dễ bị kẻ địch lợi dụng, chống phá.
Cần quy
tụ sức mạnh trong và ngoài nước; nâng cao dân trí, trọng dụng nhân tài, xây
dựng và gìn giữ bản sắc sân tộc, những giá trị thiêng liêng “bất biến”. Đặc
biệt, sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự gắn kết chặt chẽ các lực lượng vũ trang
và nhân dân địa phương trên các tuyến biên giới, hải đảo, vùng biển trong việc
bảo vệ chủ quyền quốc gia là một trong những nhân tố góp phần quan trọng trong
bảo vệ hòa bình.
4.
Thường xuyên chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn
dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc:
Đây là nền tảng, yếu tố quyết định tạo nên thế trận vững chắc cho bảo vệ hòa
bình. Kết hợp kinh nghiệm tổ tiên ta đánh giặc với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học quân sự thế giới, chúng ta cần vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc.
Đó là:
Tăng cường phổ cập và giáo dục quốc phòng cho toàn dân kiến thức cơ bản về quốc
phòng, an ninh. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp những quan điểm về xây dựng
nền quốc phòng vững chắc, thế trận quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân.
Xây dựng khu vực phòng thủ trên các địa bàn quân khu, theo các hướng, địa bàn
chiến lược. Gắn kết chặt chẽ quốc phòng, an ninh với chính trị, kinh tế, văn
hóa-xã hội. Xây dựng tiềm lực quốc phòng mạnh. Tăng cường các hoạt động diễn
tập hiệp đồng theo nhiệm vụ, địa bàn, môi trường tác chiến giữa các đơn vị chủ
lực, quân, binh chủng và địa phương về phòng thủ dân sự, xử lý tình huống an
ninh truyền thống và thách thức an ninh phi truyền thống.
Trong
đó, Quân đội nhân dân giữ vai trò nòng cốt, xây dựng lực lượng dự bị động viên
ngày càng hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp. Nâng cao chất lượng tổng hợp của
Quân đội dưới sự lãnh đạo-chỉ đạo của Quân ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng. Xây
dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” thực sự là lực lượng
“tinh, gọn, mạnh, cơ động”. Trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân;
thực sự là lực lượng trong sạch, tin cậy, có bản lĩnh chính trị, năng lực,
trình độ chỉ huy-tham mưu, làm chủ vũ khí, trang bị hiện đại và ý chí chủ động,
“không để Tổ quốc bị bất ngờ”.
Phát huy nội lực, xây dựng, phát triển nền công nghiệp
quốc phòng Việt Nam lưỡng dụng và hiện đại. Từng bước làm chủ và sản xuất trang
bị, vũ khí có ý nghĩa chiến lược để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ. Xã hội hóa một
số mặt bảo đảm, trang bị, vũ khí quốc phòng trong nền kinh tế quốc dân; kết hợp
mua sắm phù hợp, sẵn sàng đáp ứng cho tình huống quốc phòng khi có yêu cầu. Đủ
khả năng để tự vệ chính là tạo sức mạnh chủ động bảo vệ hòa bình ngay trong
thời bình.
5. Tăng
cường mở rộng hoạt động đối ngoại trong thời kỳ mới: Với 3 trụ cột là “Đối
ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân” và giữa đối ngoại với
quốc phòng, an ninh tạo thế mạnh tổng hợp cho ngoại giao Việt Nam. Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng đã từng khái quát: “Chúng ta đã xây dựng nên một trường phái
đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang
đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm
đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam”. Biết người, biết ta,
tùy cơ ứng biến “thêm bạn, bớt thù”.
Hội
nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng nhằm góp phần bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ
xa”; đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ, củng cố lòng tin, nâng cao vị
thế, uy tín của đất nước và Quân đội trên trường quốc tế. Tạo thế đan xen lợi
ích, củng cố sự tin cậy chiến lược với các đối tác, ngăn ngừa nguy cơ xung đột.
Không “chọn bên”, tranh thủ sự ủng hộ tối đa của quốc tế.
Xử lý
hài hòa lợi ích, linh hoạt đối tác, đối tượng, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc
gia-dân tộc. Có thể nói rằng: Bảo vệ hòa bình để tạo môi trường thuận lợi phục
vụ phát triển kinh tế thì công tác đối ngoại luôn ở tuyến đầu. Thực tiễn cho
thấy, khi môi trường quốc tế và khu vực ổn định thì thách thức, nguy cơ với đất
nước giảm đi.
Bảo vệ
hòa bình bền vững để xây dựng và phát triển đất nước vừa là mục tiêu cao cả,
vừa là đòi hỏi tất yếu của lịch sử, là khát vọng thiêng liêng, cao quý của toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân trong nỗ lực xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh;
mọi người sống trong thanh bình, hạnh phúc, được hưởng thụ giá trị cao quý:
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét