Đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vừa là nhiệm vụ thường xuyên,
vừa là công việc lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đó là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp bởi “đấu tranh chính trị là hình thức đấu
tranh cao nhất của giai cấp vô sản”(1). Bài viết nghiên cứu tư tưởng
của V.I.Lênin về đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch, phân tích
ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin vào cuộc
đấu tranh trên mặt trận tư tưởng ở nước ta hiện nay. Trong đấu tranh phản bác
những quan điểm sai trái, thù địch, cụ thể là những quan điểm duy tâm, siêu
hình, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa cơ hội, chủ
nghĩa xét lại..., V.I.Lênin đã giữ vững lập trường thế giới quan duy vật biện
chứng và sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác; đồng thời kết hợp với các
thành tựu khoa học tự nhiên. Không những thế, V.I.Lênin đã tiến hành nhận diện
và phân loại kẻ thù nhằm đưa ra những phương pháp đấu tranh phù hợp. Trong tình
hình hiện nay cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp cụ thể sau:
Một là,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về tính
khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin
Trong
cuộc đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch, trước tiên phải
tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin
mới là học thuyết khoa học nhất, cách mạng nhất, hướng tới mục tiêu giải phóng
triệt để giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể các dân tộc bị áp
bức trên thế giới, xây dựng một chế độ xã hội mà quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân. Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin còn thể hiện
ở chỗ, đây là học thuyết mở, không rập khuôn máy móc mà đòi hỏi phải luôn bổ
sung, phát triển để phù hợp với những diễn biến mới nhất của thực tiễn.
Như
vậy, việc “khẳng định, tuyên truyền, phổ biến, lan tỏa những giá trị bền vững
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định những thành tựu
trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khẳng
định các giá trị, các thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được trong
công cuộc đổi mới. Thực hiện tốt điều này cũng chính là đấu tranh bác bỏ, phủ
nhận các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối của Đảng,
bảo vệ chế độ”(2).
Hai là,
bảo đảm mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Ngay từ
khi mới thành lập, Đảng ta đã sớm khẳng định, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam. Bởi chỉ có CNXH mới đem
lại độc lập cho dân tộc; hạnh phúc, ấm no cho nhân dân và hướng tới mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. CNXH là sự lựa chọn đúng
đắn của nhân loại tiến bộ, của lịch sử Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chúng
ta hoàn toàn tin tưởng rằng, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH chính là sự lựa
chọn đúng đắn, phù hợp và là con đường duy nhất để thực hiện khát vọng của dân
tộc. Học tập cách V.I.Lênin đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch là đem
cái đối lập về bản chất giữa CNXH đang được xây dựng với những luận điệu sai
trái, xuyên tạc để nhân dân thấy được sự khác biệt, tự giác tin theo sự lựa
chọn của Đảng, của dân tộc, xác định đúng đắn con đường đi của mình và cùng đấu
tranh với những luận điệu sai trái để không bị các thế lực thù địch lợi dụng,
thao túng. Từ đó, đẩy lùi các quan điểm sai trái, thù địch về CNXH và con đường
đi lên CNXH ở nước ta.
Ba là, đổi mới
hình thức và phương pháp đấu tranh, đặc biệt phải dựa vào nhân dân
Đấu
tranh chống quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng và là những
tình huống buộc phải hành động ngay, không do dự, không chần chừ, không thỏa
hiệp. Trong quá trình đấu tranh, chúng ta phải thật sáng suốt, bình tĩnh để
nhận diện kẻ thù, phân tích kỹ, chính xác thái độ và hành động của chúng để
phát hiện những điểm sai trái, phản động, từ đó đề ra những biện pháp đấu tranh
phù hợp.
“Muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng xã
hội chủ nghĩa”(3). Do đó, trong cuộc đấu tranh này, mỗi cán bộ, đảng
viên phải thực sự gương mẫu và đi tiên phong, nêu cao tinh thần cách mạng, bản
lĩnh chính trị vững vàng, không bị lung lay, cám dỗ. Từ đó tạo nên sức mạnh bên
trong, đủ sức đương đầu và làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cảm nhận sâu sắc tư tưởng của V.I.Lênin: “không có
một lập trường chính trị đúng thì một giai cấp nhất định nào đó, không thể nào
giữ vững được sự thống trị của mình”(4).
Xây
dựng CNXH là quá trình lâu dài và phức tạp, buộc chúng ta phải hoàn thiện, đồng
bộ tất cả các yếu tố, các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đấu tranh
chống quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ CNXH đòi hỏi chúng ta phải đấu
tranh toàn diện để bảo vệ những yếu tố thuộc về nền tảng của CNXH, bao gồm: bảo
vệ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng và Cương lĩnh
chính trị của Đảng, bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN cùng hệ thống pháp luật,
bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động, bảo vệ nền
dân chủ XHCN, bảo vệ những thành quả của CNXH... Chỉ có như vậy, con đường đi
lên CNXH ở nước ta mới định hình rõ ràng và sớm trở thành hiện thực.
Bốn là,
kiên quyết khắc phục những sai lầm và khuyết điểm để củng cố niềm tin
của nhân dân vào CNXH
Đất
nước ta xây dựng CNXH trong hoàn cảnh xuất phát điểm thấp. Kinh tế kiệt quệ do
hậu quả nặng nề của chiến tranh; còn nhiều tàn tích của xã hội cũ; trình độ dân
trí phần đông là thấp... nên chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.
Những điều này làm cho quá trình xây dựng CNXH ở nước ta khó tránh khỏi những
sai lầm, khuyết điểm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mang lại. Các thế
lực thù địch lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm mà chúng ta mắc phải để chống
phá sự nghiệp xây dựng CNXH. Do đó, cần kiên quyết khắc phục những sai lầm,
thiếu sót để củng cố uy tín của Đảng và củng cố niềm tin của nhân dân, qua đó
đánh bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch.
Quá
trình khắc phục sai lầm, khuyết điểm phải có thái độ khách quan, công bằng và
nghiêm túc. “Với những hạn chế, sai lầm, chúng ta không che đậy, không giấu
giếm nhưng không tô đen; với những thành tựu thì chúng ta tự hào nhưng cũng
không tô hồng”(5). Phải khắc phục, sửa sai bằng cách nghiêm trị và
quyết tâm loại trừ những vấn nạn như quan liêu, tham nhũng, vi phạm dân chủ...
để tránh những hiểm họa khôn lường đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh
của Tổ quốc, của chế độ XHCN. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; góp phần ổn định tình hình
chính trị, giữ vững trật tự xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Để CNXH
sớm trở thành hiện thực, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ những tiềm lực về vật
chất và kỹ thuật, chúng ta cần mạnh mẽ và quyết liệt trong đấu tranh chống
những quan điểm sai trái, thù địch. Nghiên cứu những di sản tư tưởng mà
V.I.Lênin để lại về đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch giúp
chúng ta hiểu sâu sắc hơn về giá trị bền vững và sức sống mãnh liệt của chủ
nghĩa Mác - Lênin; từ đó định hướng những nội dung và phương pháp đấu tranh phù
hợp, hiệu quả. Trong cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng này, mỗi cán bộ,
đảng viên là lực lượng tiên phong trong việc quán triệt, vận dụng và phát triển
tư tưởng của V.I.Lênin vào thực tiễn đấu tranh, góp phần thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, bảo vệ CNXH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Hồ Chí
Minh: Toàn tập, t.6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011, tr.291.
(2), (10), (11), (14) Trần Văn
Phòng: Một số nguyên tắc cần quán triệt trong bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay,
Tạp chí Khoa học chính trị, số 01-2022.
(3) Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2011, tr.604.
(4)
V.I.Lênin: Toàn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, 2011, tr.350.
(5) Hồ
Chí Minh: Toàn tập, t.5 Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011, tr.278.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét