Trong
những ngày qua, khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện bệnh thứ 17 rồi
18,19…30. Khi mà toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân ta đang nỗ lực
phòng, chống dịch thì một bộ phận không nhỏ đã bất chấp dịch bệnh,
bất chấp khó khăn của người dân, bất chấp cả “Đạo lý” đã đang tâm
dựng, bịa chuyện, xuyên tạc sự thật về tình hình dịch bệnh; tung
các tin thất thiệt gây nên tình trạng nhiễu loạn tình hình gây hoang
mang, rối loạn cho người dân.
Vài
ngày trước đây, khắp nơi trên TP Hà Nội, thậm chí tại các địa phương
lân cận chúng ta không thiếu cảnh nhà nhà, người người đua nhau đi mua
sắm, tích trữ lương thực, thực phẩm, giấy vệ sinh…tạo nên hiệu ứng
rất tiêu cực, làm rối loạn tình hình buộc các cơ quan chức năng phải
vào cuộc. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Đó chính là tình
trạng nhiễu loạn thông tin gây nên “Nỗi sợ”. Vậy nỗi sợ nó có nguồn
gốc từ đâu, ảnh hưởng của nó như thế nào và chúng ta cần có biện
pháp gì để kiểm soát nỗi sợ đó.
Về
bản chất, sợ hãi là một dạng cảm xúc gắn liền với quá
trình tiến hóa của con người, nó có tác dụng giúp chúng ta nhận biết nguy
hiểm cần phải tránh.
Vào thời
xưa, điều này đặc biệt quan trọng, thậm chí mang tính sống còn, khi xã hội loài
người chưa phát triển và môi trường sống có quá nhiều mối nguy hiểm (núi lửa,
thú dữ, bệnh dịch,…). Nỗi sợ giúp chúng ta nhận biết nguy hiểm, từ đó phản ứng
lại để né tránh hoặc xử lý vấn đề.
Trong
xã hội hiện đại, chúng ta không còn gặp những mối nguy hiểm đe dọa ngay lập tức
đến tính mạng như xưa. Tuy nhiên, nỗi sợ vẫn khiến con người có phản ứng gần
như tương tự, thậm chí còn tiêu cực hơn, nhất là trong điều kiện bùng
nổ thông tin thật giả lẫn lộn như hiện nay.
Ở
Việt Nam chúng ta, từ khi bệnh dịch xuất hiện cũng như sự xuất hiện
của bệnh nhân Số 17 đã tạo nên một hiệu ứng hết sức tiêu cực, tạo
nên một thảm kịch về nỗi sợ hãi đến mức thoái quá trong mỗi người
dân chúng ta:
Đó là
hình ảnh tranh nhau mua khẩu trang, nước diệt khuẩn khiến cho mặt hàng
này trở nên khan hiếm và đẩy giá lên quá cao so với giá trị thực của
nó;
Đó là
cảnh người dân Vĩnh Phúc nói chung và Sơn Lôi nói riêng bị kỳ thị,
phân biệt đối xử;
Đó là
cảnh các cửa hàng tạp hóa, các ki - ốt, siêu thị cháy hàng lương
thực, thực phẩm;
Và cả
cảnh người dân ở một vài chung cư khuân vác đồ đoàn chạy trốn dịch;
…..
Thực ra
đó như là một lẽ đương nhiên, bởi nỗi sợ hãi là chung vi ai cũng muốn chăm lo
cho bản thân, gia đình mình tốt hơn. Thế nhưng, phải chăng mọi chuyện đang đi
quá đà khi sự lo lắng thái quá đang làm thay đổi đén cách sống lẫn thái độ sống
khiến những nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh của chúng ta càng thêm khó khăn? Sự sợ
hãi quá đà này đã biến chúng ta trở nên có những hành vi xấu xí, thiếu tử tế
trong văn hóa ứng xử, mơ hồ trong tiếp cận thông tin để rồi không phân
biệt được đâu là thật, đâu là giả dẫn đến những thông tin chính thức,
đúng đắn không còn có giá trị và tin giả, không chính xác lại được quan
tâm hơn.
Vậy
nên, xin đừng để nỗi sợ hãi bị biến tướng trở thành “Bệnh dịch” vì
những thông tin thổi phồng thái quá khiến chúng ta bị sốc mạnh, sợ hãi quá mức
dẫn đến nôn nóng, nhân nỗi lo lắng của mình lên nhiều lần (nhất là khi lên
mạng xã hội) vô hình dung tiếp tay, tạo nên hiệu ứng tiêu cực, khó kiểm
soát.
Với mỗi
người chúng ta, điều cần nhất lúc này là phải bình tĩnh, theo dõi, tiếp
cận thông tin một cách có chọn lọc, đặc biệt là các nguồn thông tin
chính thống, tuyệt đối không “tát nước theo mưa”, không phụ họa theo
những tin giật gân, không tự thổi phồng, nhân đôi nỗi sợ hãi bằng những hô
hào hay than vãn mà phải bắt tay chung sức cùng tòan Đảng, toàn Dân,
toàn Quân để chống dịch. Tích cực tuyên truyền sâu, rộng về tình hình
dịch bệnh, con đường lây lan, cơ chế truyền bệnh và đặc biệt là
triệu chứng phát bệnh và cách phòng, chống. Khuyến khích mọi người
khai báo y tế một cách trung thực, chính xác; nghiêm túc và tự giác thực
hiện các biện pháp cách ly sớm nhất để hạn chế tối đa việc truyền
bệnh sang người khác.
Đối
với cơ quan chức năng, Chính phủ và các đơn vị truyền thông cần cung cấp
thông tin rõ ràng, chi tiết, minh bạch, giúp mọi người nâng cao hiểu biết,
chủ động phòng chống bệnh hiệu quả hơn, kịp thời có những biện pháp cụ
thể để trấn an tinh thần, không để tình trạng nhiễu loạn thông tin
làm cho người dân hoang mang, mất phương hướng gây khó khăn cho công tác
phòng, chống dịch của chúng ta.
=Tia chớp=
0 nhận xét:
Đăng nhận xét