Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ có trên cơ sở kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng quân đội xã hội chủ nghĩa; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, thì đấu tranh phòng, chống “phi chính trị hóa” mới có cơ sở lý luận cách mạng, khoa học, mới đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, mới đảm bảo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị.
Xem nhẹ, xa rời,
không nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh thì hoạt động đấu tranh phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội sẽ mất
cơ sỏ lý luận và phương hướng chính trị, sẽ không đủ sức thuyết phục trong ngăn
chặn, phòng ngừa và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân
đội.
Đấu tranh
phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội phải dựa trên cơ sở kiên định nền tảng
lý luận của Đảng, có nghĩa là phải dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh định hướng cho mọi hoạt động đấu tranh phòng, chống “phi chính trị hóa”
quân đội. Đấu tranh phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội phải dựa trên cơ
sở những nguyên lý, quy luật, hệ thống luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội kiểu mới - quân đội xã hội chủ nghĩa của
giai cấp vô sản, nhất là những quan điểm lý luận xây dựng quân đội về chính trị.
Đấu tranh
phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội không chỉ góp phần bảo vệ và phát triển
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà hoạt động đấu tranh đó còn có
cơ sở khoa học, tăng thêm tính thuyết phục chính từ những luận điểm cơ bản
trong hệ thống lý luận đó. Ngược lại, sao nhãng, xa rời những nguyên lý, quy luật,
hệ thống luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tự tưởng Hồ Chí Minh, nhất là những
quan điểm lý luận xây dựng quân đội về chính trị, thì đấu tranh phòng, chống “phi
chính trị hóa” quân đội không tránh khỏi những hạn chế, bất cập, thiếu cơ sở
khoa học, thiếu tính thuyết phục, thậm chí bị chệch định hướng chính trị vô sản.
Ngày nay, khi sự
nghiệp đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng đi
vào chiều sâu, những biến đổi trên thế giới nhanh chóng, phức tạp, khó lường;
những vấn đề mới đặt ra trong đời sống xã hội ngày càng nhiều, càng đòi hỏi phải
có những lời giải đáp thuyết phục, có cơ sở lý luận và thực tiễn. Trong khi đó,
các thế lực thù địch lại tìm mọi thủ đoạn xuyên tạc, phủ nhận từng luận điểm
trong học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đi tới xoá bỏ nền tảng tư
tưởng, lý luận của Đảng ra khỏi đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, việc bảo
vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kiên định nền tảng lý luận của Đảng trong đấu tranh phòng, chống “phi
chính trị hóa” quân đội là một yêu cầu bức thiết hiện nay.
Để cho hoạt động
đấu tranh phòng, chống “phi chính trị hóa” quân đội luôn dựa chắc trên nền tảng
tư tưởng của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vì mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi chủ thể, lực lượng tham gia đấu tranh
phải đi sâu nghiên cứu, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong cả hệ thống lý luận và trên từng luận
điểm cụ thể,
Trong quá trình
nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, cần đi sâu làm rõ những luận điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin đã hoàn toàn đúng đắn từ lúc mới ra đời cho đến
nay vẫn đúng. Những luận điểm cơ ban của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ đúng và phù
hợp trong điều kiện lịch sử lúc đó, đến nay cần được bổ sung, phát triển trong
điều kiện mới. Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin là đúng, nhưng
những người vận dụng nó đã hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa sâu sắc nên vận dụng
không đúng. Những luận điểm cần được bổ sung, phát triển mà chủ nghĩa Mác -
Lênin chưa đề cập đầy đủ, toàn diện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới
và những luận điểm hoàn toàn mới mà chủ nghĩa Mác - Lênin chưa từng đề cập đến.
Trên cơ sở đó, lựa chọn, vận dụng đấu tranh chống lại những quan điểm lý luận
phản động, phản khoa học của các thế lực thù địch trong âm mưu, thủ đoạn “phi
chính trị hóa” quân đội.
N.T.K.T - H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét