Dịch bệnh Covid - 19 bùng phát ở Việt Nam và toàn cầu cùng với những biện pháp phòng và chống dịch bệnh như cách ly xã hội, hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích cá nhân, đặc biệt là lợi nhuân doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2020, đại dịch Covid đã làm gần 8.500 doanh nghiệp rút khỏi thị trường trung bình mỗi tháng. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cả năm 2020 chỉ đạt 2,92%, giảm khoảng 5% so với năm 2019.
Để đối phó với sự suy giảm kinh tế trên
đây, chính phủ Việt Nam đã thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ
trợ các cá nhân. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh còn tiếp tục diễn biến phức
tạp, khó kiểm soát trong thời gian tới, để hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp có thể khôi phục hiệu
quả hơn, cần tiếp tục có những sự can thiệp, hỗ trợ tích cực hơn từ phía nhà nước.
Theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, một số khuyến nghị giải pháp
chính sách trong thời gian tới Việt Nam cần thực hiện để hỗ trợ các doanh nghiệp
đạt được lợi ích cá nhân cao hơn như sau:
Thứ nhất, các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp cần tiếp tục được thực hiện theo hướng tập trung hơn, đúng đối tượng và
thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Cần ưu tiên hỗ trợ những
ngành chịu tác động tiêu cực mạnh của đại dịch như du lịch; vận tải; dệt may,
da giày; bán lẻ; giáo dục - đào tạo chọn lọc, giảm và cắt những khoản hỗ
trợ những doanh nghiệp trong lĩnh vực
công nghệ thông tin, thương mại điện tử do. Ngoài ra, khi lựa chọn doanh nghiệp
đễ hỗ trợ, chính phủ có thể căn cứ vào một
số tiêu chí chủ yếu như: tính lan tỏa (tác động tích cực tới các ngành, lĩnh vực
khác), khả năng tạo nhiều công ăn việc làm, có khả năng phục hồi sau đại dịch.
Thứ hai, thay đổi chính sách thuế: Đối với những khoản thuế còn tồn đọng, cho phép kéo dài thời gian giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất và bổ sung bổ sung đối tượng gia hạn đến hết Quý 2 năm 2021 để doanh nghiệp đỡ khó khăn về thanh toán chi phí. Các công ty nước ngoài mà mở rộng hoạt động đầu tư trong nước sẽ được hỗ trợ thuế bao gồm giảm thuế 30% trong ba năm. Miễn thuế nhập khẩu các hàng hóa nhập khẩu để phục vụ chống dịch hoặc nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa giúp phòng ngừa và kiểm soát COVID-19. Cần xem lại chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp vì 98% doanh nghiệp đang gặp khó khăn hoặc đứng trước nguy cơ phá sản là do gánh nặng chi phí, chỉ có 2% doanh nghiệp tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là được hưởng lợi từ chính sách này. Do vậy, việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là một phương thức hỗ trợ chưa đúng cách, làm lãng phí nguồn lực, đồng thời tạo ra sự bất bình đẳng trong cộng đồng doanh nghiệp và khiến môi trường kinh doanh xấu đi. Chính sách này chỉ nên thực hiện đối với những doanh nghiệp trực tiếp tham gia sản xuất đồ bảo hộ (găng tay, quần áo bảo hộ), trang thiết bị phòng chống dịch COVID-19 (các mẫu thử COVID). Còn đối với các doanh nghiệp còn lại nên sử dụng chính sách giảm thuế giá trị giá tăng để giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ ba, trong khi chi tiêu từ khu vực
doanh nghiệp và người dân giảm mạnh, Nhà nước cần đóng vai trò là đối tượng chi
tiêu chính, do vậy, cần đẩy mạnh chi tiêu đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng.
Thúc đẩy đầu tư công không đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu công một cách dàn trải, vội vàng, thiếu
kiểm soát. Việt Nam chỉ nên đẩy nhanh những dự án, đặc biệt là các dự án trọng
điểm quốc gia, đã được phê duyệt và đã được bố trí sẵn vốn thực hiện. Việc chia
nhỏ ra làm nhiều gói thầu và thực hiện rải rác ở nhiều địa phương có thể được
cân nhắc như một giải pháp đặc biệt, nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc công
khai, minh bạch, kỷ luật, giám sát chặt chẽ, sử dụng hiệu quả và đánh giá theo
kết quả đầu ra, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tránh thất thoát,
tham nhũng, lãng phí.
Thứ tư, các chính sách an sinh xã hội
như chi trả bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, mất việc,
trợ cấp cho người nghèo, … cần phải được ưu tiên hàng đầu và thực hiện nhanh
chóng. Các chính sách hỗ trợ cần phải bao phủ được những nhóm đối tượng là người
lao động trình độ thấp và lao động trong khu vực phi chính thức vì những người
này chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động đồng thời chịu tác động nặng
nề nhất, tốc độ suy giảm thu nhập nhanh bởi đại dịch Covid 19. Quá trình thực
hiện phải triển khai nhanh, gọn, đúng đối tượng, chuyển hỗ trợ bằng nhiều kênh
khác nhau (trong đó, hết sức chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin như: dịch vụ
mobile banking, internet banking, ví điện tử…) để chính sách nhân văn sớm đi
vào cuộc sống. Bên cạnh đó, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp sử dụng quỹ bảo
hiểm tự nguyện trong việc đào tạo kỹ năng chongười lao động trong thời gian
giãn việc, nghỉ việc để một mặt nâng cao trình độ cho người lao động, mặt khác
giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng khi nền kinh tế cũng như doanh nghiệp
hoạt động bình thường trở lại. Đồng thời, người lao động, dù tạm thời chưa có
việc làm, nên được phép tiếp tục duy trì tham gia bảo hiểm xã hội, từ đó được bảo
đảm các quyền lợi về bảo hiểm tự nguyện
và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Thứ năm, khi dịch bệnh còn tồn tại thì sẽ
làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng không thiết yếu của người dân, theo
đó các ngành kinh doanh phục vụ các nhu cầu này cũng sẽ không trở lại được, dù
lãi suất có giảm cũng không tạo được động lực để doanh nghiệp vay vốn đầu tư sản
xuất, kinh doanh. Nói cách khác, với đa số doanh nghiệp, yếu tố lãi suất trong
giai đoạn hiện nay không phải là yếu tố chính quyết định hành vi đầu tư hoặc mở
rộng kinh doanh. Do vậy, chính sách hỗ trợ tín dụng nên tập trung vào nhóm các doanh
nghiệp ít hoặc không bị ảnh hưởng, hoặc có hướng chuyển đổi hiệu quả. Trong quá
trình thực thi chính sách, các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng và minh bạch về thủ
tục cũng như đối tượng được hưởng các gói chính sách. Cần tránh những phiền hà
về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng minh
về tài chính. Ngoài ra, cần lưu ý một số rủi ro sau: i) rủi ro thể chế làm chậm
tiến độ bơm tiền kích thích tiêu dùng và
đầu tư; ii) rủi ro tham nhũng và sợ trách nhiệm có thể làm giảm hiệu lực và hiệu
quả của gói kích thích; iii) rủi ro chệch mục tiêu, các chính sách hỗ trợ cần
hướng vào đúng và trúng đối tượng.
N.T.Q - H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét