Tất
cả quyền lực nhà nước là thuộc về nhân dân và nhân dân là chủ thể kiểm soát quyền
lực. Để phòng, chống sự tha hóa và kiểm soát quyền lực, thì nhân dân phải thực
sự làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình. Muốn vậy, phải nâng
cao trình độ dân trí, nhân dân phải vươn lên làm chủ thực sự mọi công việc của
đất nước. Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục cụ thể hóa, hoàn thiện thể chế
thực hành dân chủ…, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực
hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ
ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Kiểm
soát quyền lực trong công tác cán bộ phải đi đôi với tăng cường xây dựng đội
ngũ cán bộ các cấp. Đại hội XIII của Đảng xác định tập trung xây dựng đội ngũ
cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy
tín, ngang tầm nhiệm vụ, trong đó “xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người
đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật,
dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám
đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín
cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết”. Để thực hiện mục tiêu
trên, Đại hội XIII của Đảng chủ trương: Hoàn thiện thể chế, quy định về công
tác cán bộ, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí, cơ chế đánh giá cán bộ. Xây dựng
quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và
quản lý cán bộ; thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác
cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ cả kỷ luật đảng,
kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ có vi phạm, kể cả khi
đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu. Nguyên tắc đặt ra là: “đẩy mạnh phân cấp,
phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện phân cấp,
phân quyền, chống tha hóa quyền lực”.
Đây
là lần đầu tiên, trong các văn kiện Đại hội, Đảng ta đề cập một cách quyết liệt
đối với vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, xác định rõ thẩm quyền
và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, “không có vùng cấm”,
không có ngoại lệ với bất cứ đối tượng nào, ở bất kỳ cương vị nào. Có thể coi
đây là bước đột phá sâu sắc, thể hiện rõ ý chí, quyết tâm chính trị của Đảng
trong việc làm trong sạch đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ
tài để gánh vác công việc được nhân dân giao phó.
Như
vậy, yêu cầu đặt ra đối với kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ được Đại
hội XIII của Đảng chỉ ra là: không để lọt những người cơ hội chính trị, tham vọng
quyền lực, chạy chức, chạy quyền vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,
nhưng cũng không để sót những cán bộ thực sự có đức, có tài. Kiểm soát quyền lực,
kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ là một
công việc vô cùng khó khăn, phức tạp. Quan điểm Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ
chủ thể, đối tượng, nội dung và phương pháp tiến hành kiểm soát quyền lực trong
công tác cán bộ. Theo đó, nội dung kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ phải
bao hàm kiểm soát trong từng tổ chức của hệ thống chính trị, cả ở trong Đảng,
trong Nhà nước, trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã
hội. Phải tiến hành cùng lúc việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ giữa
các chủ thể của hệ thống chính trị, bao gồm: kiểm soát của Đảng đối với Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiểm soát của Nhà nước đối
với Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiểm soát của Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với Đảng, Nhà nước. Mục
đích của việc kiểm soát này, không chỉ dừng lại ở chống “chạy chức, chạy quyền”
mà quan trọng hơn cả là phải thu hút, trọng dụng được nhân tài, xây dựng đội ngũ
cán bộ “hết lòng, hết sức phụng vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân”.
Quyết
tâm chính trị phải luôn được thể hiện bằng hành động cụ thể. Để làm cơ sở cho
việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế
hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng thành pháp luật; thực hiện sự phối hợp, kết
hợp giữa kiểm tra, giám sát trong Đảng, thanh tra của Nhà nước với giám sát, phản
biện của các tổ chức xã hội và của người dân, nhằm giới hạn và nâng cao tính
trách nhiệm của quyền lực. Đó cũng là quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Một trong những giải pháp quan
trọng mà Đại hội XIII đã xác định đó là: “Kết hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra, kiểm toán nhà nước và điều
tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật… Tăng cường kiểm tra,
giám sát công tác cán bộ, gắn với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy
quyền. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức chính trị - xã hội và nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”.
Quyết
tâm của Đảng trong kiểm soát quyền lực không chỉ dừng lại ở các chủ trương
chung chung. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ theo tinh thần Đại
hội XIII của Đảng là phải theo hướng đa chiều, đa diện, với nhiều kênh khác
nhau như: kiểm soát bằng thể chế; kiểm soát bằng đạo đức, trách nhiệm; kiểm
soát của cấp trên đối với cấp dưới và ngược lại; kiểm soát chéo giữa các cơ
quan, tổ chức, giữa cơ quan chuyên trách và không chuyên trách; kiểm soát của
cơ quan chức năng với kiểm soát của báo chí, dư luận xã hội… đảm bảo sự thống
nhất, đồng bộ giữa kiểm soát trong Đảng với kiểm soát của các tổ chức trong hệ
thống chính trị, tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện kiểm soát quyền lực
trong công tác cán bộ có hiệu quả nhất.
Việc
kiểm soát quyền lực trước tiên thuộc về cơ chế tự kiểm soát của mỗi cán bộ, đảng
viên có chức, có quyền. Để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ thực sự có
hiệu quả, đòi hỏi trước tiên là mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu
phải tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu để trở thành người thực sự có “tâm”, có “tầm”,
vượt lên chính mình và những ma lực cám dỗ của quyền lực và đồng tiền. Trong
khi nhấn mạnh giải pháp xây dựng và thực thi cơ chế, chế tài đủ mạnh để các tổ
chức bộ máy, các cá nhân hoặc nhóm người được giao quyền lực “không dám - không
thể - không muốn” lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực vì mục đích cá
nhân, Đảng ta cũng hết sức chú trọng tới việc nâng cao nhận thức cho toàn hệ thống
chính trị và xã hội, trước hết là cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đại hội XIII của
Đảng nhấn mạnh: thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình; coi trọng kiểm tra việc
sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm… Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng,
làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, không bị
cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng; “thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”, nêu
cao danh dự, lòng tự trọng của người đảng viên”.
Các
quan điểm trên đã thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng ta nhằm đấu tranh
nhằm ngăn chặn, đẩy lùi những tiêu cực trong công tác cán bộ. Kiểm soát quyền lực
phải trên cơ sở kết hợp giữa xây và chống, lấy xây là chính, chống phải kiên
quyết, nghiêm minh và lấy chống để xây. Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể mà Đại
hội XIII của Đảng đã chỉ ra, tác dụng đầu tiên của nó sẽ tác động trực tiếp đến
nhận thức của những người có chức, có quyền, đặc biệt là những người có quyền hạn
trong công tác cán bộ, đồng thời sẽ điều chỉnh nhận thức và hành vi của những đối
tượng đang có ý định chạy chức, chạy quyền. Hơn thế, quyết tâm đó của Đảng còn
là động lực to lớn, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân
trong đấu tranh, ngăn chặn những dấu hiệu tha hóa quyền lực, tham nhũng, lợi
ích nhóm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng Đảng ngày càng
trong sạch, vững mạnh, đủ sức chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi tới thắng
lợi vẻ vang./.
P.X.T - K3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét