Văn
hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất,
cốt cách con người Việt Nam. Đối với quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam nói
chung và Trường Sĩ quan Lục quân 1 nói riêng, văn hóa là yếu tố giúp cho mỗi
đơn vị luôn gắn kết chặt chẽ tình đồng chí, đồng đội, giữa cá nhân với tập thể,
góp phần bồi đắp thêm bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm, tình cảm, trách nhiệm,
tính kỷ luật, tác phong chính quy, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị,
làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu. Quán triệt và thực
hiện nghiêm túc Nghị quyết của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, Trường
Sĩ quan Lục quân 1 đã đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh,
bồi đắp thêm phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ.
Trường
Sĩ quan Lục quân 1 là nơi đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội. Nhiệm vụ xây dựng quân đội,
bảo vệ Tổ quốc có bước phát triển, đặt ra yêu cầu phải xây dựng Nhà trường thật
sự vững mạnh, trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học quân sự. Yêu cầu đó đòi hỏi
mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ với tư cách vừa là sản phẩm,
vừa là chủ thể xây dựng đời sống văn hóa, cần nhận thức sâu sắc vai trò của việc
xây dựng đời sống văn hóa đồng thời, có trách nhiệm tích cực, trực tiếp tham
gia xây dựng đời văn hóa phong phú, lành mạnh ở trong nhà trường.
Xây
dựng đời sống văn hóa tại là kiến tạo một môi trường lành mạnh, bồi dưỡng tư tưởng,
tình cảm, đạo đức, lối sống, nếp sống cho mỗi cán bộ, học viên; làm phong phú đời
sống tinh thần của mỗi cán bộ, học viên; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ chính trị được giao. Trên cơ sở Quyết định số 01/2000/QĐ-BCĐ ngày 12-4-2000
của Ban Chỉ đạo Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa về việc
ban hành kế hoạch triển khai phong trào, công tác xây dựng đời sống văn hóa,
căn cứ tình hình thực tế các đơn vị, nội dung trong xây dựng đời sống văn hóa tại
Trường Sĩ quan Lục quân 1 được xác định là: Xây dựng đội ngũ cán bộ, học viên
là chủ thể các hoạt động văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa: Trước hết là phẩm
chất đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị, giá trị trong quan hệ ứng xử xã hội,
hình thành những khuôn mẫu, kỹ năng ứng xử, thói quen, nếp sống văn hóa của cá
nhân trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, dựa trên những chuẩn mực xã hội
hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ; xây dựng các thiết chế văn hóa và cảnh
quan văn hóa, tạo môi trường văn hóa lành mạnh cho cán bộ, học viên rèn luyện;
tổ chức các hoạt động văn hóa như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt
chính trị, hoạt động tình nguyện, hoạt động giáo dục... hướng đến các giá trị
phẩm chất đạo đức, chính trị, chuyên môn, nếp sống sinh hoạt vui chơi giải trí,
ứng xử xã hội...
Đặc
điểm xây dựng đời sống văn hóa tại Trường Sĩ quan Lục quân 1
Cán
bộ, học viện trong Nhà trường là những người được tuyển chọn, rèn luyện trong một
môi trường đặc biệt với những đặc thù riêng của quân đội nhằm đào tạo ra những
sĩ quan có đủ năng lực về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức
trong sáng, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Đội ngũ cán bộ, học viên tại có phẩm
chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức toàn diện, chuyên sâu về công tác đảng,
công tác chính trị, về khoa học quân sự; có năng lực lãnh đạo, chỉ huy quản lý
hoàn thành tốt nhiệm vụ, khẳng định được vị trí, vai trò và uy tín trên cương vị
công tác, nhiều đồng chí đã phát triển trở thành tướng lĩnh trong quân đội, cán
bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và nhà khoa học có uy tín.
Với
đặc trưng là lực lượng vũ trang, được rèn luyện trong môi trường đặc biệt, nên
đời sống văn hóa ở Nhà trường thể hiện rõ nhất là tính kỷ luật cao, tác phong
làm việc khoa học, lễ tiết, tuân thủ những nội quy, điều lệnh, kế hoạch hoạt động...
một cách nghiêm túc. Tính kỷ luật cao được thể hiện qua việc người sĩ quan quân
đội phải nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh QĐND, học tập và thực hiện nghiêm chỉnh
10 lời thề và 12 điều kỷ luật quân đội, chấp hành các nội quy, quy chế của nhà
trường trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt. Thông qua việc rèn luyện thường
xuyên, bài bản, khoa học, dần dần đã hình thành tính tự giác kỷ luật cao trong
quân đội. Và đây là một yếu tố rất quan trọng đối với việc hình thành đời sống
văn hóa.
Cán
bộ, học viên có ý thức học tập, rèn luyện và phấn đấu thực hiện nghiêm chỉnh
theo điều lệnh Quân đội và những lời Bác Hồ dạy QĐND. Việc học tập, rèn luyện tập
trung có nhiều điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất và tiếp cận với các loại
tài liệu, sách báo... giúp nâng cao văn hóa ứng xử của cán bộ, học viên, chiến
sĩ của Nhà trường.
Cán
bộ, học viên ngoài hoạt động giáo dục, đào tạo còn tham gia các hoạt động thể dục
thể thao, các hoạt động văn hóa văn nghệ, tham gia tập điều lệnh. Đó là những
hoạt động mang tính tập trung cao. Điều đó tạo nên những nét tâm lý riêng như sự
đoàn kết chặt chẽ, sự tích cực và năng động của học viên. Do yêu cầu của quân đội,
đòi hỏi mỗi cán bộ, học viên có sự kiên định về chính trị, gương mẫu về đạo đức,
tinh thông về nghiệp vụ và kiến thức về pháp luật nên trong suy nghĩ của học
viên đã có sự định hình tương đối rõ rệt về mục tiêu của bản thân, qua đó không
ngừng học tập và tích lũy kiến thức phục vụ công tác sau này.
Vai
trò xây dựng đời sống văn hóa tại Trường Sĩ quan Lục quân 1
Xây
dựng đời sống văn hóa góp phần hình thành nhân cách người sĩ quan Quân đội
Xây
dựng đời sống văn hóa tại Nhà trường góp phần đào tạo các sĩ quan quân đội có
tính kỷ luật cao, tác phong làm việc khoa học, lễ tiết, tuân thủ những nội quy,
điều lệnh, kế hoạch hoạt động... một cách nghiêm túc. Người sĩ quan quân đội có
sự hiểu biết về kiến thức khoa học xã hội nhân văn, luôn chú trọng giáo dục kiến
thức khoa học, nhằm nâng cao sự hiểu biết về kiến thức văn hóa, đời sống, xã hội
học. Điều đó làm nên nền tảng, cái gốc cho sự hình thành văn hóa cho người sĩ
quan phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội, phù hợp với các quy định của nhà
trường, với Điều lệnh quân đội, với các phong tục tập quán, nét truyền thống của
dân tộc. Thông qua việc xây dựng đời sống văn hóa, người sĩ quan quân đội có thể
hình thành việc ứng xử linh hoạt trong hoạt động nghề nghiệp, học tập, rèn luyện,
sinh hoạt của mình. Có thể nói, việc xây dựng đời sống văn hóa có vai trò rất lớn
đến việc hình thành văn hóa ứng xử, nếp sống văn hóa tích cực trong quân đội.
Trong
một môi trường giáo dục đặc thù, việc ảnh hưởng và định hướng xây dựng đời sống
văn hóa có nét riêng chỉ có trong lực lượng quân đội mới có. Công tác xây dựng
đời sống văn hóa được coi là vấn đề có tầm quan trọng cần quan tâm, chú ý xây dựng.
Xây
dựng đời sống văn hóa đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam
Xây
dựng đời sống văn hóa ở Nhà trường chính là xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa (cả
về vật chất và tinh thần), nhằm hình thành những nhân cách phát triển hài hòa
và toàn diện cho đội ngũ cán bộ, sĩ quan trong tương lai. Xây dựng đời sống văn
hóa chính là tác động vào các yếu tố con người văn hóa, giá trị văn hóa, các hoạt
động văn hóa, các quan hệ văn hóa và các thiết chế, cảnh quan văn hóa, làm cho
văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội của từng cán bộ, giảng
viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ…; từng tập thể và cộng đồng, vào mọi lĩnh vực
sinh hoạt và quan hệ trong đơn vị, tạo ra đời sống tinh thần phong phú, góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Xây
dựng đời sống văn hóa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh, củng cố đoàn kết quân dân; động viên cán bộ chiến sĩ phấn đấu
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của đơn vị; giải quyết những yêu cầu thiết yếu
nhất của đơn vị cũng như của các cá nhân.
Việc
xây dựng đời sống văn hóa có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng trong xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Kết quả rõ nét nhất mà hoạt động xây
dựng đời sống văn hóa mang lại là động viên mọi cán bộ chiến sĩ tích cực làm việc,
làm sâu sắc hơn tinh thần tương thân, tương ái trợ giúp nhau, làm cho đời sống
tinh thần, vật chất được cải thiện rõ rệt. Xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh
môi trường xã hội, môi trường quân đội, môi trường giáo dục, quan hệ ứng xử
trong cộng đồng, góp phần củng cố khối đại đoàn kết, phát huy dân chủ, giữ gìn
kỷ cương, tuân thủ luật pháp và quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia phòng chống
các tệ nạn xã hội. Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa góp phần hình thành một
lối sống, nếp sống văn minh, lịch sự trong đời sống, công tác của cán bộ, chiến
sĩ.
HVH-BS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét