Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI và khóa XII đã chỉ rõ những phần tử cơ hội có nhiều mánh khóe, biểu hiện ra ở rất nhiều dáng vẻ khác nhau như: Rất phổ biến là tệ chạy chức, chạy quyền, “mua quan, bán chức”, biến chức vụ của nhân dân giao cho mình thành “hàng hóa” để mưu lợi, trục lợi, kinh doanh; một biểu hiện khá phổ biến nữa là thói quen “hội” nhưng không “nghị” như Bác Hồ từng nhắc nhở, nghĩa là hội họp thì nhiều nhưng thảo luận, tranh luận thì ít, người chủ trì thì đưa ra lấy ý kiến chiếu lệ, cốt sao áp đặt được ý mình, hợp pháp hóa ý muốn chủ quan của mình, còn các thành viên thì một bộ phận tán dương, a tòng, chiều nịnh ý của người đứng đầu, không dám bộc lộ chủ kiến của mình; một bộ phận thì vô trách nhiệm “sao cũng mặc kệ, sao cho xong chuyện thì thôi”; một bộ phận nữa tuy có hiểu biết nhưng thiếu dũng khí đấu tranh, thấy sai đúng nhưng không dám tỏ bày ý kiến nên giữ thái độ “ai mặc kệ ai... trong Đảng, còn nhiều người giữ thái độ đó, nhất là khi cấp dưới đối với cấp trên. Thái độ đó thường sinh ra thói “không nói trước mặt, hục hặc sau lưng”. Nó gây nên sự uất ức và không đoàn kết trong Đảng. Nó để cho lũ ba phải tồn tại, mặt khác là cơ hội để cho baonj chống phá Đảng có thể leo cao, chui sâu vào trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng ta. Nó để cho khuyết điểm ngày càng chồng chất lại và phát triển ra”.
Bên
cạnh đó, chủ nghĩa cơ hội “thành thật” như Ph. Ăng-ghen đã nêu mà ông cho là
nguy hại nhất vẫn tồn tại trong một số công việc của Đảng và Nhà nước ta hiện
nay như: Trong một số vụ việc đã không tính toán đầy đủ, thận trọng những ảnh
hưởng về cả kinh tế - xã hội, môi trường và dân sinh nên không ít các chương
trình, dự án được đề ra một cách chủ quan nóng vội gây lãng phí lớn và tác hại nhiều
mặt cả trước mắt và lâu dài.
Mặt
khác, ra sức cổ xúy cho lối sống xa hoa, lãng phí của gia đình cán bộ cấp cao. Chúng
cho rằng, cán bộ cấp cao là tinh hoa của Đảng, của chế độ, cho nên gia đình cán
bộ cấp cao xứng đáng được “ăn trên ngồi trốc”, con em lãnh đạo làm lãnh đạo là
hồng phúc của dân tộc nên “ưu ái” một chút trên “quan lộ” là chuyện bình thường...
Chính vì thế, đã có lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc nhở: “Suy nghĩ của
người sống trong lâu đài khác xa ý nghĩ của những kẻ sống trong một túp lều
tranh”. Sự chênh lệch giàu nghèo là điều khó tránh trong bất cứ xã hội nào.
Nhưng những người cộng sản chân chính khác xa những người cơ hội chủ nghĩa
“thành thật” là ở chỗ họ quyết tâm và biết cách xóa dần đi sự nghèo đói, bệnh tật
và thất học cho số đông, họ biết tạo ra một đời sống ngày một đủ đầy cho tất cả
những người lao động.
Nằm
sâu trong những nguy cơ, quốc nạn đối với chúng ta hôm nay đều lấp ló hình ảnh
những phần tử cơ hội chủ nghĩa. Có lúc nó hiện nguyên hình khi bị lôi ra ánh
sáng, trước công luận, thậm chí trước vành móng ngựa; nhưng lại có một số không
nhỏ vẫn mũ áo xênh xang, “miệng nam mô nhưng bụng một bồ dao găm”. Bệnh quan
liêu, tệ tham nhũng và thói vô trách nhiệm mà một số không nhỏ người có chức,
có quyền mắc phải là một ví dụ. Chính những phần tử cơ hội chưa bị đưa ra ánh
sáng, vẫn đang tồn tại trong bộ máy của chế độ ta mới là nguyên nhân cơ bản gây
ra những yếu kém của Đảng và Nhà nước. Bảo vệ Đảng, bảo vệ những tư tưởng cơ bản
về xây dựng Đảng, chúng ta phải kiên quyết chống lại những biểu hiện nói trên của
chủ nghĩa cơ hội.
LXD
- H3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét