Văn hóa đọc là vấn đề quan trọng đối với cá nhân và xã hội. Đó là nền tảng
vững chắc cho phát triển nền giáo dục và đào tạo của mỗi quốc gia, dân tộc; là
cơ sở để Đảng ta đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn phát triển nền giáo dục của
đất nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra hệ thống
phương tiện kỹ thuật hiện đại giúp người đọc mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn
tri thức bằng các phương thức đọc khác nhau như cách đọc truyền thống và cách đọc
hiện đại.
Trước sự phát triển của Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, với việc
ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ nhất là công nghệ số phát triển,
internet phổ biến rộng rãi, các kênh thông tin đọc, công cụ, phương tiện phục vụ
đọc được mở rộng. Người đọc sách hiện nay không nhất thiết phải tiếp cận với
sách giấy truyền thống mà có thể lựa chọn tự do vô vàn kênh thông tin như qua
báo chí (giấy hoặc điện tử), tài liệu điện tử (ebook, prc, pdf…), cổng thông
tin điện tử, radio, internet… Thậm chí các kênh thông tin này được cập nhật thường
xuyên, lưu trữ dài ngày, công cụ tìm kiếm dễ dàng và nhanh chóng.
Thời đại của công nghệ thông tin, đọc sách trên internet vừa
nhanh, vừa tiện ích. Mạng internet có khối lượng nội dung lớn, nội
dung đầy đủ, nhanh và cập nhật nhưng khi đọc xong, nội dung đọng
lại trong người đọc không được bao nhiêu. Người đọc không
thể ngẫm nghĩ từng câu văn cũng giống như đọc sách truyền thống. Khi đọc
sách, người đọc cần phải biết phân loại sách và phải biết kết
hợp hài hòa giữa văn hóa đọc truyền thống và văn hóa đọc hiện đại để có
được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh những mặt tích cực mà các nền tảng
công nghệ mang lại nhưng cũng không ít những tác động tiêu cực và hệ lụy của nó
đã và đang làm xoáy mòn giá trị truyền thống hồn cốt dân tộc.
Thực tiễn cho thấy hời gian qua, nhiều đối tượng đã lợi dụng các quyền
tự do dân chủ, thông qua mạng xã hội để xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Với số lượng người dùng lên đến hơn 70% dân số Việt Nam hiện nay, có thể
ví các trang mạng xã hội như những tờ báo lớn, nơi những thông tin nóng hổi nhất
được lan truyền với tốc độ nhanh chóng và không biên giới. “Muốn đọc gì, xem gì
thì lên mạng” – đó là một thực tế hiện nay. Tuy nhiên, với tính chất như vậy
thì tin tốt lan nhanh và tin xấu thậm chí còn lan nhanh hơn trên môi trường mạng.
Do vậy, mạng xã hội cũng đang là nơi phát tán nhiều tin rác, tin giả, tin sai sự
thật; nhiều thông tin mang tính chất xúc phạm, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, xâm phạm
bí mật đời tư và vô hình trung đã xâm phạm quyền con người.
Đại dịch COVID-19 trong hơn 2 năm qua đã chứng kiến sự bùng phát của
tin giả, tin thất thiệt trên mạng xã hội mà sự nguy hiểm của chúng không thua
kém dịch bệnh thực sự. “Virus tin giả” trở thành một vấn nạn toàn cầu chứ không
riêng gì ở Việt Nam, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch và nhiều
hệ lụy khác đối với đời sống kinh tế, xã hội. Quãng thời gian qua cũng chứng kiến
quyền riêng tư của cá nhân, lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức bị xâm hại nhiều
nhất trên mạng xã hội. Ngoài những hành vi bộc phát vô tình, không ít đối tượng
“thừa nước đục thả câu” sử dụng tin giả, tin sai sự thật để trục lợi và nguy hại
hơn là chủ ý gây chia rẽ xã hội, nói xấu chế độ và chống phá Đảng, Nhà nước.
Vụ việc liên quan đến một nữ doanh nhân có tiếng vừa qua có thể được
xem là một điển hình về xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân; miệt thị, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội trong một thời gian dài.
Không ít bức bối của xã hội đã được giải tỏa qua những buổi “livestream” của
người này, nhưng cơ quan chức năng cũng đã xác minh, điều tra, làm rõ những cáo
buộc vu khống, thông tin không kiểm chứng trong vụ việc. Nhân vật này đã bị khởi
tố hình sự về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Thời gian qua, nhiều video về đời tư của cá nhân cũng bị tung lên mạng
xã hội và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên các nhóm diễn đàn. Những thực
tế xã hội được công khai đã trở thành những bài học cảnh giác, kinh nghiệm, thậm
chí là cảnh tỉnh, thức tỉnh đáng suy ngẫm đối với nhiều tầng lớp xã hội. Tuy
nhiên, việc chia sẻ thông tin của cá nhân, tổ chức nhiều khi cũng là hành động
tiếp tay cho vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân, xâm phạm
quyền con người, đặc biệt liên quan đến các đối tượng yếu thế trong xã hội là
phụ nữ và trẻ em. Nhiều video ám ảnh như xoáy sâu vào nỗi đau, nỗi mất mát của
cá nhân, thay vì tác động xoa dịu nỗi bức bối của dư luận xã hội. Tuy nhiên,
cũng cần hiểu rõ đây là các quyền chịu giới hạn theo luật pháp của mỗi quốc gia
cụ thể, dựa trên các điều ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc mà
quốc gia đó tham gia. Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định: Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Đây là lý do rất nhiều cá nhân đã bị xử lý
trong thời gian qua do vi phạm Luật An ninh mạng, Luật Trẻ em… khi tham gia mạng
xã hội, với các tội danh như: Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân
dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội…; Công bố, tiết lộ thông tin
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ
em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em…
Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã ban hành Bộ Quy tắc ứng
xử trên mạng xã hội, nêu rõ: Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật,
các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần
phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái
phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, vi phạm vẫn phổ biến, khó kiểm soát được hết dù nỗ lực của các cơ
quan chức năng và cả các nhà mạng xã hội.
Suy cho cùng, “không có luật pháp thì không có quyền”, vì vậy, mỗi cá
nhân trong xã hội cần thượng tôn pháp luật và đây cũng chính là nền tảng để
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôn trọng và phát huy
quyền con người, đó là trách nhiệm của mỗi cá nhân thông qua từng hành vi ứng xử,
từng nút “share” hằng ngày, hằng giờ trên mạng xã hội./.
NTP-H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét