Để
thực hiện mục tiêu phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội tiến lên hiện đại.
Đảng ta chủ trương thực hiện đồng bộ, toàn diện các Chiến lược bảo vệ Tổ quốc,
Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc
gia… trên cơ sở tiềm lực, điều kiện đất nước. Từ mục tiêu, lộ trình đã xác
định, có thể thấy nổi lên một số định hướng sau:
Một
là, tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp mọi mặt
của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đại hội
XIII khẳng định: "Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp
mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với QĐND,
CAND và sự nghiệp quốc phòng an ninh"1.
Phải tiếp tục thực hiện có
hiệu quả Nghị quyết số 51-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về “Tiếp tục hoàn
thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực
hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong QĐNDVN”. Tăng cường, chăm lo xây
dựng hệ thống tổ chức đảng trong quân đội trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu, mẫu mực về tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị. Tăng cường công tác
giáo dục, tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, chính trị, tư tưởng.
Hai là, đột phá về tổ chức biên chế, xây dựng quân đội
theo hướng tinh, gọn, mạnh.
Nghị quyết Đại hội XIII đặt ra
mục tiêu: "Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội, Công an tinh, gọn, mạnh"1.
Thực hiện việc điều chỉnh tổ chức quân đội để có cơ cấu cân đối giữa các quân,
binh chủng, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, lực lượng
thường trực và dự bị động viên. Cùng với tinh giản biên chế, cần tiếp tục đầu
tư xây dựng các lực lượng đã được xác định tiến thẳng lên hiện đại. Nghiên cứu
điều chỉnh, điều chuyển, thành lập một số đơn vị cho phù hợp với điều kiện tác
chiến mới. Đặc biệt, lần đầu tiên trong Nghị quyết đề cập đến tổ chức, xây dựng
lực lượng dân quân biển, đó là sự phát triển mới về tư duy của Đảng, đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong mọi tình huống.
Ba là, xây dựng và phát triển
công nghiệp quốc phòng đạt trình độ hiện đại, tiên tiến, lưỡng dụng.
Đại hội XIII xác định:
"Phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại,
lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ BVTQ vừa góp phần quan trọng phát
triển kinh tế-xã hội"2. Điều đó
đặt ra, tập trung xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng có quy mô, tổ
chức, cơ chế quản lý phù hợp. Kiện toàn tổ chức ngành kỹ thuật theo hướng
“tinh, gọn, mạnh, thống nhất”. Tăng cường bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật thế
hệ mới có sử dụng công nghệ cao. Ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm công
nghiệp cơ bản, tính lưỡng dụng cao.
Bốn là, nghiên cứu phát triển
lý luận quân sự, quốc phòng, nghệ thuật quân sự trong tình hình mới.
Cuộc cách
mạng khoa học công nghệ trong lĩnh vực quân sự, sự thay đổi của các hình thái
và phương thức tiến hành chiến tranh đặt ra yêu cầu xây dựng quân đội tiến lên
hiện đại phải có cách đánh hiện đại. Điều đó đặt ra yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh
công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển khoa học quân sự, nghệ
thuật quân sự, nhất là phát triển lý luận về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thời kỳ
mới. Kế thừa và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, xây dựng nghệ thuật tác
chiến chiến lược, chiến dịch, chiến thuật phù hợp với tổ chức biên chế, vũ khí
trang bị của quân đội và yêu cầu đánh thắng chiến tranh kiểu mới, kể cả chiến
tranh được tiến hành bằng vũ khí công nghệ cao.
Năm là, xây dựng nguồn nhân
lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện đại.
Số lượng nguồn nhân lực chất
lượng cao phải được phát triển mạnh tương ứng với các bước hiện đại hóa về vũ
khí trang bị kỹ thuật và yêu cầu hiện đại hóa các quân chủng, binh chủng, lực
lượng, trước hết ưu tiên cho những đơn vị trọng điểm. Xây dựng con người phải
quan tâm đến cả nguồn trực tiếp và kế tiếp, nhất là phát triển đội ngũ cán bộ
khoa học quân sự, chuyên gia đầu ngành, lực lượng giảng viên trong hệ thống nhà
trường, cán bộ các viện nghiên cứu… Phát triển đội ngũ cán bộ chỉ huy, chính
trị, tham mưu các cấp có chất lượng cao; xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần, kỹ
thuật, kinh tế đủ sức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; chú trọng gia tăng lực
lượng chuyên gia, đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao ở các đơn vị kỹ thuật.
NTL-H2
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.160.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.158.
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.158.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét