Phát triển kinh tế tư nhân là vấn
đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với nước ta. Từ tư duy phải xóa
bỏ kinh tế tư nhân, đến nay Đảng ta khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng của nền kinh tế.
Đây là chủ trương khoa học, đúng
đắn với thực tiễn vận động của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, mang lại thành tựu đột phá cho phát triển kinh tế đất nước, góp
phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Tuy nhiên, các thế lực thù địch
vẫn luôn đưa ra những luận điệu chống phá, xuyên tạc, bóp méo chủ trương phát
triển kinh tế tư nhân, trong đó có luận điệu rất thâm độc: Phát triển kinh tế
tư nhân là từ bỏ mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội. Một luồng quan điểm chống
phá khá phổ biến cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam coi kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế là thừa nhận bóc lột, thừa nhận quan hệ sản xuất
(QHSX) tư bản chủ nghĩa (TBCN), là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Cũng vì bị ảnh
hưởng của những luận điệu chống phá đó, do chưa hiểu bản chất của vấn đề mà có
một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hoài nghi tính đúng đắn của chủ
trương này, dẫn tới hoài nghi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Bằng lý luận
và thực tiễn, chúng ta khẳng định: Luận điệu trên là hoàn toàn sai trái.
Trước yêu cầu của thực tiễn phát
triển lực lượng sản xuất (LLSX), xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội,
Đảng ta chủ trương đột phá phát triển kinh tế tư nhân, coi nó là một động lực
quan trọng của nền kinh tế. Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã ban hành Nghị quyết
số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Phát triển kinh tế tư nhân là sự
phát triển tư duy lý luận về sử dụng các thành phần kinh tế cho mục đích xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, các thế lực thù địch thường cố tình chống phá,
xuyên tạc gây hoang mang, hoài nghi về chủ trương đúng đắn này của Đảng ta.
Vậy thừa nhận và tạo điều kiện
cho KTTN phát triển có phải là Đảng ta đã từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội? Đây
là vấn đề lớn cả về lý luận và thực tiễn cần được luận giải khoa học, thuyết phục.
Dựa trên lý luận kinh tế của Chủ
nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chúng ta có
đủ cơ sở khoa học để khẳng định rằng chủ trương phát triển kinh tế tư nhân
không phải là từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội, mà ngược lại là sử dụng chính nó
để rút ngắn hơn chặng đường ở thời kỳ quá độ (TKQĐ) đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều
đó được luận giải trên các vấn đề sau đây:
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra
trong TKQĐ cần thiết phải sử dụng các thành phần kinh tế phi XHCN cho mục đích
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Về xây dựng QHSX trong TKQĐ lên chủ nghĩa xã hội,
V.I.Lênin đã khẳng định: “Không thể quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội mà phải
qua con đường gián tiếp, không thể quá vội vàng, thẳng tuột, không được chuẩn bị”(1).
V.I.Lênin chỉ rõ cần xây dựng QHSX mới thông qua con đường gián tiếp là CNTB
nhà nước: “Việc chuyển sang chủ nghĩa cộng sản, thì cần thiết phải có những bước
quá độ như CNTB nhà nước”(2).
Bước quá độ thông qua CNTB nhà
nước thể hiện trong chính sách kinh tế mới, trong đó, cần thiết phải có sự nhượng
bộ tạm thời và cục bộ đối với CNTB nhằm phát triển LLSX, từng bước xã hội hóa sản
xuất trên thực tế. V.I.Lênin chỉ ra một số hình thức CNTB nhà nước như: Tô nhượng,
đại lý, cho thuê xí nghiệp, khu mỏ....(3).
Như vậy, cả về lý luận và thực
tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết, V.I.Lênin cũng đã chỉ dẫn rằng
trong TKQĐ cần phải sử dụng cả thành phần kinh tế phi XHCN như tư bản nhà nước,
tư bản tư nhân cho mục tiêu phát triển LLSX. V.I.Lênin coi đó là biện pháp tối
ưu để khơi dậy động lực, giải phóng sức sản xuất, tăng năng suất lao động, nhờ
đó giải quyết được khó khăn kinh tế sau chiến tranh, đồng thời từng bước xây dựng
cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Đối với Việt Nam, nền kinh tế thị
trường nước ta được xác định là nền kinh tế có “nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế”. Các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, được xác
định là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, cùng phát triển lâu dài,
hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng
định: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn,
phức tạp... Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ
qua chế độ TBCN, LLSX rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh, hậu quả
rất nặng nề, các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại cho nên lại
càng khó khăn, phức tạp, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với
nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế-xã hội đan xen nhau”(4).
Thực tiễn cũng cho thấy việc áp
đặt QHSX vượt trước rất xa so với trình độ của LLSX còn lạc hậu đã trở thành lực
cản. Động lực của sản xuất không được phát huy, sức sản xuất không được khơi dậy,
điều đó dẫn tới sự trì trệ không chỉ đối với LLSX mà còn làm méo mó đi mục đích
hoàn thiện QHSX. Khi kinh tế tư nhân còn dư địa phát triển trong TKQĐ mà nôn
nóng xóa bỏ là một sai lầm cả về lý luận và thực tiễn. Điều cần làm là phải tạo
cơ chế cho kinh tế tư nhân phát triển, hay nói cách khác là khơi dậy, phát huy,
sử dụng nó cho mục đích hiện đại hóa LLSX, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ
nghĩa xã hội.
Việt Nam thừa nhận kinh tế tư
nhân không đồng nghĩa với xác lập địa vị thống trị của QHSX TBCN. Thừa nhận kinh
tế tư nhân không có nghĩa là chúng ta thừa nhận bóc lột và tạo điều kiện cho
bóc lột được hiện diện trong các quan hệ kinh tế ở nước ta. Mục tiêu nhất quán
của cách mạng nước ta là xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công, xây dựng một xã hội
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(5).
Thực tiễn đã chứng minh bản chất
của chế độ TBCN dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất và bóc lột
lao động làm thuê không thể là cái đích để chúng ta thực hiện mục tiêu cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Trong TKQĐ chúng ta thừa nhận kinh tế tư nhân vẫn còn cơ sở để
tồn tại.
Do vậy, chúng ta không thể không
tạo điều kiện cho nó phát triển. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta
chủ trương xác lập vị trí thống trị của QHSX TBCN. Ngược lại, cần hướng nó đi
theo mục đích chủ nghĩa xã hội, điều đó cũng có nghĩa không phải chúng ta để
quan hệ bóc lột tự do phát triển.
Kinh tế tư nhân được tự do cạnh
tranh bình đẳng trong khuôn khổ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do
vậy, QHSX hình thành trong thành phần kinh tế tư nhân sẽ chịu sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam và quản lý, điều tiết của Nhà nước pháp quyền XHCN nhằm giữ vững
định hướng XHCN.
Coi kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế không đồng nghĩa từ bỏ vai trò là công cụ, là lực
lượng vật chất để định hướng, điều tiết, dẫn dắt của kinh tế nhà nước. Đại hội
XIII của Đảng định hướng rõ sự phát triển của từng thành phần kinh tế ở nước
ta, trong đó chỉ rõ: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể,
kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển”(6).
Vai trò của từng thành phần kinh
tế theo đó cũng được xác lập theo đúng vị trí đã xác định. Thành phần kinh tế
nhà nước nắm giữ nguồn lực vật chất quan trọng, then chốt được khẳng định là
công cụ, lực lượng vật chất để nhà nước ổn định vĩ mô, điều tiết, dẫn dắt thúc
đẩy phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường.
Kinh tế tư nhân được khuyến
khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Trong đó
cũng khuyến khích sự hợp tác liên kết với doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã,
kinh tế hộ, ngoài ra còn khuyến khích phát triển các công ty cổ phần có sự tham
gia rộng rãi của người lao động.
Như vậy, kinh tế tư nhânlà một động
lực quan trọng của nền kinh tế, song động lực đó được phát huy trong chế độ
kinh tế-xã hội khác biệt về chất với chế độ TBCN. Trong chế độ kinh tế XHCN,
thành phần kinh tế tư nhân cũng không còn thuần túy như trong chế độ TBCN mà có
sự đan xen, giao thoa, liên kết, hợp tác với các thành phần kinh tế XHCN.
Kinh tế tư nhân được quan tâm tạo
điều kiện phát triển không đồng nghĩa với từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Là
người lãnh đạo xây dựng nền kinh tế XHCN ở Nga sau Cách mạng Tháng Mười,
V.I.Lênin đề xuất chính sách kinh tế mới (NEP). Về bản chất, đó chính là nhận
thức rõ và đề xuất lý luận về nền kinh tế nhiều thành phần trong TKQĐ từ một nước
tiểu nông.
Trong chính sách này, V.I.Lênin
kỳ vọng vào khả năng thu hút đầu tư từ các nước tư bản phát triển và từ tư bản
tư nhân trong nước cho lĩnh vực công nghiệp non yếu và kiệt quệ sau chiến
tranh. Hơn ai hết, V.I.Lênin nhận thức rất rõ chính sách kinh tế mới về hình thức
dường như có bước lùi về CNTB nhưng lại rất cần thiết để tiến bước lên chủ
nghĩa xã hội. V.I.Lênin đã luận chứng rằng sự đồng thuận của nhân dân và sự kiểm
tra, kiểm soát chặt chẽ của nhà nước XHCN sẽ khiến tư bản tư nhân không thể lái
nền kinh tế trở về quỹ đạo của CNTB.
Kinh tế tư nhân ở Việt Nam thời
gian qua đã phát triển cả về quy mô, trình độ, lĩnh vực ngành nghề trong khuôn
khổ định hướng XHCN, vì mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà không phải là phát triển tự
do như trong thể chế kinh tế TBCN. Điều đó cũng có nghĩa tạo điều kiện cho kinh
tế tư nhân phát triển nhưng phải tuân thủ và vận động theo quỹ đạo của chủ
nghĩa xã hội mà không phải là buông bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội./.
THH-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét