Đây là những vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quan
trọng được đặt ra trước hết để phát huy vai trò của quân đội trong sự nghiệp
đoàn kết dân tộc. Nhận thức là cơ sở của hành động. Nhận thức đúng đắn, đầy đủ
là yếu tố đầu tiên để có hành động tích cực. Bởi vậy, cần nâng cao nhận thức,
trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chỉ huy các cấp và mọi quân nhân trong quân đội về
vị trí, vai trò, nội dung xây dựng đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục nâng cao nhận thức về đoàn kết dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng
thường xuyên của các cấp uỷ Đảng, hệ thống chỉ huy, các cơ quan chức năng, các
tổ chức chính trị, xã hội trong quân đội.
Để
nâng cao nhận thức của quân nhân về đoàn kết dân tộc, về âm mưu thủ đoạn của
các thế lực thù địch chống phá đoàn kết toàn dân tộc cần làm tốt một số biện
pháp cụ thể dưới đây:
Một
là, xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục chặt chẽ, sát với đối tượng,
loại hình đơn vị, tính chất và nhiệm vụ công tác.
Dưới
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị
là cơ quan chủ trì xây dựng chương trình giáo dục chính trị cho toàn quân.
Trong các chương trình giáo dục chính trị cho các đối tượng cán bộ, chiến sỹ
hàng năm, nội dung giáo dục vấn đề dân tộc, tôn giáo, về đoàn kết dân tộc, về
phòng chống “diễn biến hoà bình”… cần có các chuyên đề riêng, hoặc có thể lòng
ghép vào trong các nội dung chuyên đề khác có liên quan. Trong xây dựng chương
trình giáo dục đào tạo ở các học viện, nhà trường, các cơ quan chức năng cần
chỉ đạo các trường đưa nội dung giáo dục về dân tộc, tôn giáo, về xây dựng đại
đoàn kết toàn dân tộc vào giảng dạy cho các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng đảm
bảo chất lượng, hiệu quả.
Các
cơ quan khoa học chỉ đạo, định hướng nghiên cứu khoa học các vấn đề lí luận,
thực tiễn về đoàn kết dân tộc, về vấn đề dân tộc, tôn giáo, về các giai cấp,
tầng lớp xã hội, về phòng chống “diễn biến hoà bình”, phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá” trong nội bộ..., góp phần cung cấp các luận cứ, luận chứng khoa học cho
các cấp, các tổ chức có thẩm quyền trong hoạch định chủ trương, chính sách và
pháp luật về các vấn đề có liên quan đến dân tộc, đoàn kết dân tộc và các vấn
đề xã hội khác.
Các
cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản của quân đội, xây
dựng các chương trình, các ấn phẩm, các chuyên đề phổ biến, tuyên truyền, định
hướng tư tưởng chính trị cho bộ đội và các tầng lớp nhân dân về xây dựng và
tăng cường đoàn kết dân tộc, tiếp tục nâng cao chất lượng các chuyên mục về đấu
tranh phòng chống “diễn biến hoà bình”, phê phán những biểu hiện về tư tưởng,
hành vi sai trái làm tổn hại đến đoàn kết dân tộc; vạch trần những luận điệu
xuyên tạc, vu cáo, mị dân, kích động, lôi kéo các tầng lớp nhân dân chống đối
Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Để
nâng cao nhận thức cho mọi quân nhân về đoàn kết dân tộc và nhận rõ âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch chống phá đoàn kết dân tộc, các đơn vị trong toàn
quân, các tổ chức đảng, chỉ huy, các cơ quan chức năng và các tổ chức quần
chúng trong quân đội phải thường xuyên nâng cao chất lượng công tác giáo dục
thông qua học tập, quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ, sinh hoạt chính trị, tư
tưởng, các hoạt động thực tiễn, nhất là khi tiến hành công tác dân vận, trong
quan hệ tiếp xúc với nhân dân.
Hai
là, nội dung giáo dục nâng cao nhận thức cho quân nhân về đoàn kết dân tộc
phải toàn diện, có hệ thống chuyên sâu và cập nhật.
Phải
quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc, về giải quyết vấn đề dân tộc,
tôn giáo trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, chỉ rõ vị trí, vai trò, mục tiêu cơ
sở, nguyên tắc, phương hướng nội dung, giải pháp xây dựng và tăng cường đại
đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp cách mạng.
Nâng
cao nhận thức của quân nhân về xây dựng khối liên minh công nông, trí thức, về
vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng đoàn kết dân tộc. Quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và giải quyết vấn
đề dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa… Đây là vấn đề rất quan trọng để
người quân nhân hiểu biết sâu sắc cơ sở lý luận, quan điểm chiến lược
của Đảng về dân tộc và đoàn kết dân tộc.
Tập
trung giáo dục nâng cao nhận thức của quân nhân về đường lối, quan điểm, chính
sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, đại đoàn kết toàn dân tộc, chính sách tôn
giáo, chính sách đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội, các thành phần kinh tế
trong quá trình cách mạng.
Giáo
dục truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, nâng cao tình cảm cách mạng, ý
thức dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trên cơ sở đó để mỗi quân nhân không
chỉ có tình cảm tốt đẹp mà còn quyết chí noi theo, kế thừa và phát huy các giá
trị truyền thống tốt đẹp của cha ông, xác định trách nhiệm của mình đối với Tổ
quốc và đối với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nâng
cao nhận thức cho quân nhân về đặc điểm, tình hình quan hệ dân tộc, các giai
cấp, tầng lớp xã hội, các tôn giáo ở Việt Nam, khu vực và trên thế giới hiện nay.
Đây là nội dung rất quan trọng, là cơ sở thực tiễn để quân nhân nhận thức đầy
đủ, đúng đắn về dân tộc, đoàn kết dân tộc và những vấn đề có liên quan, có thái
độ xem xét đánh giá đúng đắn, không phiến diện mơ hồ, không xa rời thực tiễn và
không bị lạc hậu trước các diễn biến của đời sống hiện thực của đất nước và thế
giới. Hơn nữa, hiểu rõ những vấn đề thực tiễn về dân tộc và đoàn kết dân tộc
còn giúp cho mỗi quân nhân có ý thức và hành động đúng đắn, sâu sát phù hợp
thực tế và có chất lượng, hiệu quả trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được
giao.
Cùng
với tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về đoàn kết toàn dân tộc cho quân
nhân cần làm cho họ nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
chống phá đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay. Qua đó, mỗi cán bộ, chiến sĩ
không mơ hồ, mất cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá
cách mạng của các thế lực thù địch. Trong bối cảnh, tình hình mới, âm mưu thủ
đoạn chống phá cách mạng của chúng ngày càng thâm độc, tinh vi và nguy hiểm
hơn. Trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh
các hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chia rẽ
phá hoại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta.
Nâng
cao nhận thức của người quân nhân cách mạng trong ứng xử với đồng bào các dân
tộc, các tôn giáo, các tầng lớp dân cư khác, bảo đảm sự đoàn kết, tôn trọng,
bình đẳng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Mỗi cán bộ, chiến sĩ phải hiểu biết
và tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và tiếng nói của đồng
bào các dân tộc thiểu số để làm tốt công tác dân vận, am hiểu về tình hình kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của
đồng bào để có chương trình, kế hoạch và các hoạt động thiết thực tham gia phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học và công nghệ, xoá đói, giảm nghèo, xây
dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh.
Ba
là, đổi mới nội dung, phương thức, sử dụng có hiệu quả các phương
tiện tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi quân nhân
về đoàn kết dân tộc và xây dựng đoàn kết dân tộc.
Để
đạt được mục tiêu, yêu cầu nâng cao nhận thức và truyền thụ các nội dung giáo
dục thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm của mỗi quân nhân, cần phải vận dụng các
hình thức, phương pháp thích hợp thông qua các phương tiện đa dạng. Việc
lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện tuyên truyền, giáo dục
phải tuỳ thuộc vào đối tượng quân nhân, môi trường hoàn cảnh, điều kiện về nhân
lực, cơ sở vật chất kỹ thuật của mỗi đơn vị, không thể áp dụng dập khuôn, máy
móc. Tuy nhiên, về hình thức giáo dục, bồi dưỡng cần hết sức phong phú,
tránh đơn điệu, nhàm chán, cần sử dụng tổng hợp các hình thức như tuyên truyền
cổ động, tổ chức lớp học, thực hành giảng bài, nói chuyện thời sự, sinh hoạt văn
hoá, tìm hiểu các vấn đề, sự kiện, toạ đàm, hội thảo, tham quan, triển lãm, bảo
tàng, sinh hoạt chính trị, giao lưu với các nhân chứng lịch sử, với các tầng
lớp nhân dân, đi thực tế ở cơ sở, tổ chức các sự kiện…
Các
phương pháp giáo dục cần có sự đổi mới để thu hút, tạo ấn tượng sâu sắc đối với
quân nhân, trong đó cần vận dụng các phương pháp gợi mở, định hướng khơi dậy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo nghiên cứu, học tập của quân nhân.
Tránh tuyên truyền mang tính áp đặt, độc thoại, khuôn sáo. Đối với chiến sỹ cần
chú trọng các phương pháp tuyên truyền, giáo dục bằng hình ảnh, biểu tượng,
lồng ghép với các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, sân khấu, điện ảnh, giáo dục
thông qua các hình tượng nhân vật, sự kiện và sử dụng các phương pháp giáo dục
sinh động khác.
Trong
thời đại khoa học và công nghệ hiện đại, bùng nổ thông tin, việc giáo dục nâng
cao nhận thức của quân nhân về đoàn kết dân tộc cần sử dụng có hiệu quả cao các
phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo viết, báo điện
tử, mạng Internet… để truyền bá nội dung giáo dục.
Kết
hợp với việc sử dụng các phương tiện giáo dục tuyên truyền hiện có ở đơn vị như
hệ thống thiết chế văn hoá, bảo tàng, phòng Hồ Chí Minh, các phòng học, hội
trường, hệ thống truyền thanh nội bộ, sách báo, phim ảnh./.
MD-H1
0 nhận xét:
Đăng nhận xét