Gần đây Đảng
và Nhà nước ta đang quyết liệt “Phòng chống, tham nhũng”, nhiều cán bộ, đảng
viên bị khai trừ, bị truy tố, có cả cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, có cả ủy
viên trung ương, nhưng đây chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”.
Công tác cán
bộ vẫn còn những hạn chế, bất cập, như: Việc thực hiện một số nội dung có nơi
còn hình thức. Đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất...
Quy hoạch cán bộ thiếu tính tổng thể, liên thông giữa các cấp, các ngành, các địa
phương... Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt
chẽ giữa lý luận với thực tiễn, chưa gắn với quy hoạch và theo chức danh. Luân
chuyển cán bộ và thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh không phải là người
địa phương, trong đó có bí thư cấp ủy các cấp còn bất cập, chưa đạt yêu cầu. Việc
sắp xếp, bố trí, phân công, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử vẫn còn tình trạng
đúng quy trình nhưng chưa đúng người, đúng việc. Tình trạng bổ nhiệm cán bộ
không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong đó có cả người nhà, người thân, họ hàng,
"cánh hẩu" xảy ra ở một số nơi, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chủ
trương thu hút nhân tài chậm được cụ thể hóa bằng các cơ chế, chính sách phù hợp.
Chính sách cán bộ giữa các cấp, các ngành có mặt còn thiếu thống nhất, chưa đồng
bộ... Phân cấp quản lý cán bộ chưa theo kịp tình hình, còn tập trung nhiều
ở cấp trên... Việc kiểm tra, giám sát thiếu chủ động, chưa thường xuyên, còn nặng
về kiểm tra, xử lý vi phạm, thiếu giải pháp hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn
sai phạm. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ còn bị động, chưa theo kịp tình
hình... Đầu tư xây dựng đội ngũ làm công tác tổ chức, cán bộ chưa tương xứng với
yêu cầu, nhiệm vụ...
Tuy nhiên, cần
phải thấy rằng những khuyết điểm, sai phạm của một số tập thể, cá nhân nói trên
chỉ là cá biệt, là “con sâu làm rầu nồi canh”. Chúng ta không thể chỉ
"thấy cây mà không thấy rừng", không thể lấy cái cá thể để suy diễn,
quy chụp lên cái tổng thể. Không thể chủ quan, phiến diện dựa vào thiếu sót,
khuyết điểm của một vài tập thể, cá nhân mà phủ nhận sạch trơn vai trò của đội
ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Có thể khẳng định rằng, sự trưởng
thành, lớn mạnh của đội ngũ cán bộ những năm qua là nhân tố then chốt, quyết định
làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Trong điều kiện mới, Đảng ta tiếp tục khẳng định vai
trò quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ. Dư luận đồng tình với quan điểm của
Đảng ta được thể hiện trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
“Phải coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, công
tác cán bộ là khâu “then chốt” của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính
trị”(5). Đặc biệt, Tổng Bí thư tiếp tục chỉ đạo: “Trong quá trình thực hiện
phải hết sức thận trọng, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và các quy định
của Đảng về công tác cán bộ, phải thật sự công tâm, khách quan, tuyệt đối không
được thiên vị, cá nhân, không để lọt vào quy hoạch những người không đủ tiêu
chuẩn, nhất là những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, có quan điểm lệch lạc, mất đoàn kết,
tham nhũng, tiêu cực”.
Những giọng
điệu tuyên truyền xuyên tạc về vai trò cán bộ và công tác cán bộ trên các trang
mạng mà các thế lực thù địch đang lợi dụng cuộc chiến phòng chống tham nhũng của
Đảng ta trong thời gian qua để xuyên tạc. Chúng khoét sâu vào công tác cán bộ.
Đề cập về vai
trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, trong nhiều bài viết, bài nói
V.I.Lênin đã khẳng định, cách mạng muốn thành công thì phải coi trọng việc
tuyển chọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, vì cán bộ có ý nghĩa quyết định thành
bại của cách mạng. Thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga đã chứng minh rõ điều ấy.
Nói về vai trò của công tác cán bộ, V.I.Lênin cũng chỉ rất rõ: “Nhiệm vụ tổ chức
của chúng ta chính là ở chỗ tìm ra những nhà lãnh đạo và những nhà tổ chức
trong quần chúng nhân dân”[1]... Nghiên
cứu và vận dụng sáng tạo những tư tưởng của V.I.Lênin, Đảng ta đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểm cán bộ là nhân tố quyết định sự
thành bại của cách mạng. Đề cập đến vai trò của cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"[2].
"Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”[3]. Nói
về vai trò của công tác tổ chức cán bộ, Người cũng chỉ rõ: “Tuyển chọn, giáo dục,
rèn luyện, bồi dưỡng để có thể sử dụng tốt đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là
điều kiện cơ bản cho bộ máy tổ chức Đảng và các cơ quan công quyền vận hành tốt,
có hiệu quả và ít bệnh tật”[4].
Quan điểm, tư tưởng ấy của Người luôn được Đảng ta quán triệt, vận dụng
linh hoạt khi tiến hành công tác cán bộ. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng ta luôn thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo
trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, chứ không có
chuyện "áo gấm đi đêm", “thanh trừng bè phái”, “đấu đá nội bộ”
hay vì “lợi ích nhóm”... như giọng điệu thâm hiểm mà các thế lực thù địch, phản
động rêu rao. Nhờ đó mà Đảng ta đã xây dựng được đội ngũ cán bộ ngày
càng trưởng thành, lớn mạnh. Cần khẳng định rõ rằng, đây là nhân tố có ý nghĩa
quyết định đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác.
Đặc biệt
trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước mặc dù số
lượng không đông nhưng nhờ giáo dục, bồi dưỡng, tôi luyện được đội ngũ cán bộ
có chất lượng, luôn vững vàng trước mọi gian khó, hiểm nguy, sẵn sàng xả thân
vì sự nghiệp cách mạng, luôn đi tiên phong trên mọi mặt trận nên Đảng ta đã
đoàn kết, động viên, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn
dân, đánh thắng kẻ thù xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất nước
nhà. Sau giải phóng, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới, đội ngũ cán bộ của
ta đã có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nhờ phát huy tốt vai
trò trách nhiệm, tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ mà Đảng ta đã
lãnh đạo toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Sau hơn 20 năm thực hiện “Chiến
lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đội ngũ
cán bộ các cấp của Đảng ta đã có bước trưởng thành, phát triển cả về phẩm chất
đạo đức và trình độ năng lực, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng
động, sáng tạo, bắt nhịp tốt với xu thế hội nhập, có trình độ ngoại ngữ và khả
năng ứng dụng công nghệ tốt, đáp ứng kịp yêu cầu làm việc trong môi trường quốc
tế. Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể ở các cấp có năng lực, phẩm
chất, uy tín. Cán bộ cấp chiến lược vững vàng bản lĩnh chính trị, kiên định Chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định
đường lối, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhân dân thực hiện. Hầu hết
cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang được tôi luyện, thử thách qua thực tiễn,
trung thành với Đảng, với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự
do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân...
NTP H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét