CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI CỦA V.I. LÊNIN VỀ PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA NHIỀU THÀNH PHẦN QUÁ ĐỘ LÊN CNXH

 

Phục hồi, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần quá độ lên CNXH là nội dung rất quan trọng của chính sách kinh tế mới của V. I. Lênin.

Nội chiến kết thúc, nền kinh tế bị tàn phá, Lênin xác định nhiệm vụ hàng đầu của nước Nga lúc đó là phục hồi sản xuất, mà trước hết là sản xuất nôngnghiệp.Việc phục hồi, phát triển nông nghiệp lúc đó chủ yếu phải nhờ vào phục hồi, phát triển sản xuất nhỏ, cá thể của nông dân và V. I. Lênin cho rằng “Toàn bộ vấn đề là ở chỗ đem lại cho nông dân một sự khuyến khích, kích thích về mặt kinh tế”, do đó, đã thay thế chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế nông nghiệp và cho phép tự do lưu thông hàng hóa, trao đổi sản phẩm của nông nghiệp cũng như của công nghiệp, phục hồi quanhệ hàng hóa -tiền tệ đã bị xóa bỏ trong thời kỳ chính sách Cộng sản thời chiến. Về ý nghĩa của việc tự do lưu thông, phát triển thương nghiệp, V. I. Lênin cho rằng “Không thể có mối liên hệ nào khác giữa công nhân và nông dân, tức là giữa công nghiệp và nông nghiệp, ngoài trao đổi, ngoài thương nghiệp. Bản chất vấn đề là ở chỗ này”. V. I. Lênin biết rõ rằng sự phát triển của những người sản xuất nhỏ, cá thể trong nền kinh tế hàng hóa nhất định sẽ dẫn tới sự ra đời, pháttriển kinh tế tư bản chủ nghĩa và cho rằng đó là điều không tránh khỏi và cần thiết để phục hồi, phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, để phát triển kinh tế V. I. Lênin còn chủ trương thực hiện chính sách “Tô nhượng” để lôi kéo các nhà tư bản nước ngoài vào đầu tư ở nước Nga. Theo V. I. Lênin, trong tình hình nước Nga Xô-viết khi đó nếu thực hiện chính sách ngăn cấm sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa thì “chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng nó. Dại dột vì về phương diện kinh tế, chính sách ấy là không thể nào thực hiện được; tự sát, vì những đảng nào định thi hành một chính sách như thế nhất định sẽ phá sản” . V. I. Lênin  cho rằng: chủ nghĩa tư bản ở nước Nga Xô-viết có quản lý của nhà nước vô sản là một loại hình mới của chủ nghĩa tư bản, đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước, một nấc thang quá độ lên chủ nghĩa xã hội; “chủ nghĩa tư bản là xấu so với chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản là tốt so với thời Trung cổ, với nền tiểu sản xuất, với tình trạng quan liêu do tình trạng phân tán của người tiểu sản xuấttạo nên. Vì chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên CNXH, bởi vậy, trong chừng mực nào đó, chủ nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi; nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi; bởi vậy, chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước)làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên”. Đồng thời, ở nước Nga Xô-viết khi đó còn có những cơ sở kinh tế của Nhà nước, đó là những nhà máy, hầm mỏ nhà nước tịch thu của các thế lực phản động. V. I. Lênin xem đây là những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Do đó, nền kinh tế nước Nga Xô-viết hình thành và phát triển trong thời kỳ Chính sách kinh tế mới của Lênin là một nền kinh tế hàng hóa có 5 thành phần là: (1) Kinh tế nông dân gia trưởng. (2) Sản xuất hàng hóa nhỏ. (3) Chủ nghĩa tư bản tư nhân. (4) Chủ nghĩa tư bản nhà nước. (5) Chủ nghĩa xã hội. Tính chất quá độ thể hiện rõ trong kết cấu của nền kinh tế, trong đó có những mảnh, những bộ phận của cả chủ nghĩa tư bản và của chủ nghĩa xã hội. Mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, theo V. I. Lênin, là mâu thuẫn giữa một bên là các yếu tố chủ nghĩa xã hội đã ra đời nhưng còn non trẻ với một bên là các thế lực tư bản chủ nghĩa và tính tự phát tư bản chủ nghĩa của những ngườisản xuất nhỏ. Cuộc đấu tranh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội đã ra đời nhưng còn non yếu với chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị xóa bỏ; giữa hai khuynh hướng phát triển XHCN và tư bản chủ nghĩa của nền kinh tế; với nhiệm vụ đặt ra là phải bảo đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Con đường quá độ để đưa những người sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội mà V. I. Lênin đề xuất là con đường hợp tác hóa, tổ chức nông dân vào các hợp tác xã nông nghiệp, những người sản xuấttiểu thủ công nghiệp vào hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, những người buôn bán nhỏ vào các hợp tác xã tiêu thụ. Ý nghĩa của hợp tác xã, theo V. I. Lênin, là “Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hiệp và tổ chức hàng triệu người và sau đó là toàn thể dân cư”13 và như vậy nó tạo điều kiện thuận lợi cho bước quá độ đưa những người sản xuất nhỏ đi lên CNXH; đó là con đường “phù hợp nhất, dễ tiếp thu, dễ được chấp nhận nhất” đối với những ngườisản xuất nhỏ cá thể. Đối với sự phát triển không thể tránh khỏi của kinh tế tư bản chủ nghĩa, để quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Lênin chủ trương hướng sự phát triển đó vào con đường tư bản nhà nước. Đó là chủ nghĩa tư bản dướisự điều tiết, kiểm kê, kiểm soát của chính quyền nhà nước vô sản, mà theo V. I. Lênin, “đó là một thứ chủ nghĩa tư bản bất ngờ, mà tuyệt đối chẳng có một ai đã dự kiến cả; vì không một ai có thể dự kiến rằng giai cấp vô sản sẽ lên nắm chính quyền ở một nước chậm tiến nhất, rằng giai cấp đó lúc đầu tìm cách tổ chức nền sản xuất lớn và việc phân phối cho nông dân, nhưng sau đó, do những điều kiện văn hóa nên không thể hoàn thành được nhiệm vụ đó, giai cấp vô sản buộc phải để chủ nghĩa tư bản tham gia vào sự nghiệp của mình”. Việc sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước là kết quả tất yếu của việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, sử dụng kinh tế tư bản để phục hồi và phát triển kinh tế; đồng thời nó cho phép kiểm soát, điều tiết, từng bước hạn chế, khắc phục tính chất tư bản chủ nghĩa, là một nấc thang quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, V. I. Lênin và Nhà nước Xô - viết đặc biệt quan tâm việc sắp xếp lại, củng cố, nâng cao hiệu quả của các cơ sở kinh tế của nhà nước.Theo sự chỉ đạo của Lênin, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao của Nhà nước Xô-viết chỉ giữ lại những xí nghiệp nhà nước quan trọng nhất về kinh tế, còn các xí nghiệp khác thì đóng cửa hoặc cho thuê và giao theo hợp đồng tô nhượng cho người khác. Sau khi giảm bớt số lượng doanh nghiệp hoạt động, với những xí nghiệp còn lại, Lênin yêu cầu “sự cần thiết cấp bách là phải tăng năng suất lao động, làm cho mỗi xí nghiệp quốc doanh không bị lỗ và có lãi” ; các xí nghiệp hoạt động phải tuân thủ nguyên tắc hạch toán kinh tế. Cùng với lĩnh vực sản xuất, V. I. Lênin yêu cầu nhà nước Xô viết phải quan tâm tới lĩnh vực thương nghiệp, tới lưu thông, giá cả, thị trường, lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn cả đến sản xuất và đời sống. V. I. Lênin viết: “Thương nghiệp là cái“mắt xích” trong cái dây xích những sự kiện lịch sử, trong những hình thức quá độ của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta vào những năm 1921-1922, đó là mắt xích mà chúng ta, chính quyền của nhà nước vô sản, mà chúng ta, Đảng Cộng sản đang nắm quyền lãnh đạo - chúng ta phải đem toàn bộ lực ra nắm lấy. Nếu ngày nay chúng ta nắm được khá chặt mắt xích đó thì chắc chắn là trong một ngày gần đây, chúng ta sẽ làm chủ được toàn bộ cái dây xích”. Yếu tố quan trọng, quyết định nhất để nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần quá độ lên CNXH, theo V. I. Lênin, là vai trò và hiệu quả quản lý, kiểm soát của chính quyền Xô viết. V. I. Lênin viết “Nếu không có sự thống trị của giai cấp vô sản trong nhà nước thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được”. Việc cho phép phục hồi và phát triển kinh tế tư bản tư nhân không có nghĩa là để chủ nghĩa tư bản tự do phát triển, đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa, mà Lênin chỉ rõ toàn bộ vấn đề là ở chỗ mức độ cho phép chủ nghĩa tư bản tồn tạo dưới các hình thức, phương thức điều tiết của nhà nước. V. I. Lênin cho rằng “Muốn không thay đổi bản chất của mình, nhà nước vô sản chỉ có thể thừa nhận cho thương nghiệp tự do và chủ nghĩa tư bản phát triển tới một chừng mực nhất định và chỉ với điều kiện là thương nghiệp tư nhân và tư bản tư nhân phải phục tùng sự điều tiết của nhà nước”. Nhưng bộ máy nhà nước Xô - viết lúc đó, theo đánh giá của V. I. Lênin “Tình hình bộ máy nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không nói là rất tồi tệ, đến nỗi trước hết chúng ta phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc phục những khuyết tật đó như thế nào”, bởi bộ máy thì cồng kềnh, cán bộ công chức thì đông nhưng “bị vũng lầy quan liêu chủ nghĩa” đáng nguyền rủa cuốn hết vào việc thảo công văn, bàn bạc sắc lệnh, soạn thảo sắc lệnh, công tác linh động bị chìm ngập trong cái biển giấy tờ ấy”, trong bộ máy đó “Đến thánh cũng không biết đâu mà lần, không làm thế nào tìm được người chịu trách nhiệm, mọi cái đều rối tung và cuối cùng người ta đưa ra một nghị quyết trong đó tất cả mọi người đều chịu trách nhiệm”. Tư tưởng cải tạo bộ máy nhà nước của Lênin là “Thà ít mà tốt”. Lênin cho rằng “Chúng ta cần, không phải là các sắc lệnh mới, các cơ quan mới. Chúng ta cần thử thách trình độ thích ứng của con người, cần kiểm tra việc thực hiện trên thực tế”. Nhiều lần Người nhấn mạnh vấn đề là “Lựa chọn đúng người và kiểm tra việc thực hiện”, là phải “Thiết lập chế độ trách nhiệm cá nhân đối với công việc đang làm”, là “đấu tranh không khoan nhượng chống hiện tượng không dứt khoát, không rành mạch về nhiệm vụ được giao cho mỗi người và chống tình trạng hoàn toàn vô trách nhiệm do hiện tượng đó gây ra”, là tăng cường kỷ luật, tính tổ chức và sự kiểm soát, loại bỏ tình trạng, như Lênin viết “ở nước ta,sự táo bạo trong những công trình lý luận chung đã song hành với tình rụt rè lạ lùng trước một cuộc cải cách hành chính nhỏ nhặt nhất”… V. I. Lênin cho rằng cải tổ được bộ máy nhà nước Xô viết thì đó “sẽ là một thành tựu lớn lao, đó sẽ là sự bảo đảm cho thắng lợi của chúng ta”.

LXZ

0 nhận xét: