Ở Việt Nam từ trước đến nay, trong giới nghiên cứu
nhiều người cho rằng, ba môn Văn, Sử, Triết là “bất phân”, thống nhất với nhau
trong “đạo” học, được gọi chung là khoa học xã hội và nhân văn. Trong đó, triết
học được xem là cốt lõi của “đạo” học; Văn học là phương tiện để truyền tải,
truyền bá “đạo” (văn dĩ tải đạo); Sử học dùng sự kiện lịch sử để chứng minh cho
“đạo”.
Qua thành tựu nghiên cứu gần đây của nhiều tác giả như
Lê Hữu
Tầng, Nguyễn Hùng Hậu, Nguyễn Tài
Thư, Nguyễn Tài Đông… đều thống nhất nhận định: Việt Nam có triết học, bởi vấn đề cơ bản
của triết học, theo Ph. Ănghen là
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tự nhiên và tinh thần, tồn tại và tư duy. Tuy
nhiên, lịch sử triết học có đối tượng riêng là triết học trong lịch sử gồm các
vấn đề triết học, các trường phái triết học, các nhà triết học với quan điển khác nhau, thậm chí đối lập nhau của họ. Ở Việt Nam lịch sử
triết học không điển hình, khó viết, bởi không có các nhà triết học như các
nước khác, không có các trường phái
triết học, hệ thống khái niệm, phạm trù triết học của riêng mình. Khi bàn về đặc điểm của tư tưởng Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng có các ý kiến
khác nhau khi đánh giá về vấn đề tư duy của người Việt.
Trên bình diện đó, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong đó có
nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam luôn được đặt ra một cách cấp
thiết và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn góp phần vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội XIII khẳng định: “Khoa học xã hội và nhân văn, khoa
học lý luận chính trị góp phần tích cực cung cấp luận cứ cho việc xây dựng
đường lối, chính sách; bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng,
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người Việt Nam và bảo vệ Tổ quổc”1
Thành tựu nghiên
cứu của khoa học xã hội và nhân văn trong đó có nghiên cứu lịch sử triết học
Việt Nam đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử và hiện thực đặt ra, nâng cao sự
hiểu biết cho các tầng lớp nhân dân. Các vấn đề kinh tế, chính trị xã hội quan
trọng đề được nghiên cứu thấu đáo với các góc nhìn đa chiều. “Nhận thức về văn
hóa, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Các lĩnh vực, loại
hình, sản phẩm văn hóa phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu mới, nhiều
mặt của đời sống xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa
được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Văn hóa trong chính trị và trong kinh tế
bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả tích cực. Hoạt động giao lưu, hợp
tác và hội nhập quốc tế về văn hóa khởi sắc.”2
NTL-H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét