Học tập nói chung, học tập lý luận chính trị nói
riêng không chỉ là quyền lợi, mà còn là bổn phận, trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên (CB, ĐV), nhất là trong tình hình hiện nay. Lý luận có vai trò quan trọng và việc giáo dục lý luận chính trị, xây
dựng nhận thức đúng đắn và niềm tin vững chắc vào lý tưởng cộng sản, vào con đường
và biện pháp do Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiền phong của giai cấp và dân tộc
vạch ra để kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH) là yêu
cầu vừa cấp bách, vừa thường xuyên để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xứng
đáng với vai trò tiền phong. Bởi lẽ, Lý luận ví
như cái kim chỉ nam, là hệ thống tri thức về lĩnh vực chính trị, là một bộ phận
quan trọng về lý luận trong lĩnh vực chính trị; mang tính đảng, tính giai cấp,
đồng thời có tính khái quát hóa, trừu tượng hóa và tính dự báo khoa học cao. Vì
vậy, giáo dục Lý luận chính trị, bao gồm nghiên cứu, học tập chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước… là yêu cầu thường xuyên, hằng ngày, bức thiết
đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
Những năm gần đây, phần lớn CB, ĐV đã nhận thức đúng
đắn vai trò của lý luận chính trị, chú trọng tìm hiểu, học tập, nghiên cứu lý
luận chính trị, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng nhằm nâng cao tri
thức lý luận, thế giới quan khoa học và phương pháp luận đúng đắn. Hầu hết các
cấp ủy, tổ chức đảng đã duy trì nghiêm túc chế độ học tập các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, cập nhật những thông tin lý luận mới cho CB, ĐV. Việc quán triệt, phổ
biến, học tập các nghị quyết của Đảng ở nhiều nơi được đổi mới cả về hình thức,
phương pháp truyền đạt, giảng giải, tạo sự hứng thú hơn đối với người học, người
nghe. Phải khẳng định rằng, nhờ được tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, nâng
cao những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, nên đại đa số CB, ĐV luôn giữ
vững lý tưởng, niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và chế độ xã hội chủ
nghĩa (XHCN). Thời gian qua cấp ủy các cấp đã kịp thời quán triệt, giáo
dục, tuyên truyền Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trug ương 4,5,6,8
khóa XIII tới mọi CB, ĐV và quần chúng nhân dân để nhanh chóng đưa Nghị quyết
vào cuộc sống.
Tuy nhiên, việc học tập lý luận chính trị của một bộ
phận CB, ĐV thời gian qua còn có nhiều bất cập, hạn chế. Đây là một trong những
biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đã được Nghị quyết Trung ương 4, khóa
XII của Đảng thẳng
thắn chỉ ra: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học
tập lý luận chính trị; lười học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”[1] tr.198.
Đại hội Khóa XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung,
phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiêụ
quả; nâng cao tính chiến đấu, tinhs giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền,
học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước”[2]. tr.181.
Có một thực tế rất đáng suy ngẫm là một số CB, ĐV (nhất là người trẻ) hằng
ngày chỉ thích lướt “web”, chịu khó mày mò tìm kiếm các thông tin giật gân, câu
khách trên các trang báo điện tử, say sưa sống “ảo” trên facebook, nhưng chẳng
mấy khi cầm đọc một tờ báo, tạp chí của Đảng hay đọc những cuốn sách, tài liệu
về khoa học lý luận chính trị và khoa học xã hội và nhân văn. Cá biệt, có những
đảng viên nhiều năm đứng trong hàng ngũ của Đảng nhưng do lười học, lười suy
nghĩ, lười cập nhật kiến thức nên nắm rất lơ mơ, thậm chí không hiểu biết cơ cấu
tổ chức của Đảng, không phân biệt được vị trí, vai trò các cơ quan lãnh đạo của
Đảng, không hiểu thế nào là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị,
tư tưởng, tổ chức và đạo đức…Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do
một bộ phận CB, ĐV nhận thức chưa đúng đắn, thậm chí có biểu hiện xem thường việc
học tập lý luận chính trị; đánh giá chưa đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của các
môn lý luận chính trị nói chung, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng nói riêng.
Bên cạnh đó cũng do một phần cách thức tổ chức học tập nghị quyết, lý luận
chính trị ở một số nơi chậm đổi mới; phương pháp truyền đạt, giảng giải của cán
bộ, giảng viên chưa hấp dẫn. Việc tổ chức lớp học nghị quyết thường đông quân số
(nhất là ở cơ sở), lại diễn ra trong thời gian ngắn, trong khi người học thiếu
tài liệu tham khảo, nghiên cứu, cũng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả việc học
tập nghị quyết của CB, ĐV.
Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, không ai phủ nhận ưu thế và sức
mạnh của các phương tiện nghe nhìn hiện đại trong việc truyền bá tri thức nói
chung, cung cấp thông tin nói riêng, nhưng việc học tập, nghiên cứu các môn học
lý luận chính trị, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nghị quyết, chỉ
thị của Đảng, cũng như các môn khoa học xã hội và nhân văn, vẫn có ý nghĩa, tác
dụng rất lớn trong việc góp phần trau dồi bản lĩnh chính trị, lập trường cách mạng,
nâng cao kiến thức, bồi dưỡng lý tưởng, tình cảm, niềm tin lành mạnh, tích cực
cho đội ngũ CB, ĐV. Vì vậy, nếu CB, ĐV nào đó vẫn thờ ơ, chểnh mảng, hay có nhận
thức không đầy đủ, sâu sắc về việc học tập lý luận chính trị, nghị quyết của Đảng
là đang tự kìm hãm nhận thức, trí tuệ của bản thân, tự làm “tụt hậu” chính mình
và do đó, không đủ tư cách là người dẫn dắt, định hướng, lãnh đạo quần chúng
nhân dân./.
NTP.H8
0 nhận xét:
Đăng nhận xét