Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung cơ bản
trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu cao nhất
của dân chủ xã hội chủ nghĩa là thiết lập một xã hội mới tốt đẹp hơn so với chủ
nghĩa tư bản, thiết lập một chế độ dân chủ cho đông đảo nhân dân lao động, một
nền dân chủ nhân văn, tiến bộ, vì hạnh phúc con người. Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa không phải nảy sinh từ hư vô, mà được sinh thành và phát triển lên từ chế độ dân chủ tư
sản. Xét trên tổng thể lịch sử phát triển dân chủ của xã hội loài người
thì chế
độ dân chủ tư sản được coi như là một nấc thang, một
giai đoạn tất yếu, hay nói cách khác, nếu
không có chế độ dân chủ tư sản thì không
có chế
độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Chế độ dân chủ tư sản không chỉ là sản phẩm riêng
của giai cấp tư sản, mà là thành quả của cuộc đấu tranh, bền bỉ lâu dài của nhân loại tiến bộ, của nhân dân
lao động được kết tinh dưới chủ nghĩa tư bản. Dân chủ tư sản về nội dung, cũng
như cơ chế, công nghệ dân chủ mang tính chất giai cấp của giai cấp tư sản,
nhưng cũng hàm chứa nhiều yếu tố mang tính nhân loại, tính nhân văn mà chế độ
dân chủ xã hội chủ nghĩa có thể kế thừa và phát triển.
Có thể nói, nền dân chủ tư sản đã có
những cống hiến hết sức to lớn đối với lịch sử tiến hóa nhân loại, nhưng nó
cũng mắc phải những hạn chế rất lớn. Những hạn chế đó xét đến cùng là do nền
dân chủ đó được xây dựng trên nền tảng bất di, bất dịch là chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất, là nguồn gốc của chế độ người bóc lột người. Giai cấp tư sản
thường ca ngợi và tuyên truyền cho nền dân chủ của họ là nền “dân chủ thuần
tuý”, dân chủ tư sản không có tính chất chuyên chính, không mang tính chất giai
cấp nên nó mở rộng vô bờ bến. Ngày nay, giai cấp tư sản càng có thiện tâm thiện
ý “đề cao dân chủ, dân quyền”, tuy nhiên, V.I.Lênin đã chỉ ra một sự thật là:
Quyền sở hữu về những tư liệu sản xuất và chính quyền mà nằm trong tay bọn bóc
lột, thì không thể nào nói đến tự do chân chính, bình đẳng chân chính cho những
người bị bóc lột, nghĩa là cho đại đa số nhân dân được.
Nền dân chủ tư sản là chế độ bảo vệ
quyền lực thống trị của giai cấp tư sản đối với toàn thể nhân dân lao động. Bên
cạnh đó nó đề cao quyền tự do cá nhân dẫn tới cá nhân cực đoan thực dụng - dẫn
đến lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với lợi ích của xã hội. Điều này đã dẫn đến
nhiều khuyết tật không thể tránh khỏi đã nảy sinh trong xã hội tư bản như: Sự
phân hóa giàu nghèo, sự bất bình đẳng xã hội, tình trạng thất nghiệp, sự áp
bức, bóc lột người lao động, ô nhiễm môi trường... Cho nên, về thực chất có thể
thấy dân chủ tư sản vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự của
nhân dân, mà chỉ là nhà nước của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp
tư sản và thực hiện sự thống trị đối với nhân dân lao động. V.I.Lênin cho rằng:
Ngay trong giai đoạn phát triển nhất của nền cộng hòa dân chủ tư sản thì chế độ
dân chủ ấy vẫn bị giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp của sự bóc lột tư sản, thực
ra, nó chỉ là chế độ dân chủ đối với thiểu số mà thôi.
Giai cấp tư sản
cho rằng nền dân chủ của họ là nền “dân chủ thuần tuý”, dân chủ tư sản không có
tính chất chuyên chính, nhà nước tư sản với cơ chế tam quyền phân lập mới có
thể đảm bảo được dân chủ. Vì vậy, các thế lực thù địch đã đưa ra quan điểm phủ
nhận Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cho rằng đó là bộ máy chuyên chính,
với cơ chế quyền lực thống nhất, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì
không thể nào đảm bảo dân chủ thực sự được. Đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản, đòi thực hiện cơ chế tam quyền phân lập trong bộ máy Nhà nước xã hội
chủ nghĩa...
Về vấn đề này,
khi xem xét dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà
nước và một giai cấp cầm quyền thì sẽ không có “dân chủ phi giai cấp”, “dân chủ
chung chung”. Trong xã hội có giai cấp, việc thực hiện dân chủ cho những tập
đoàn người này đã loại trừ hay hạn chế dân chủ của tập đoàn người khác. Mỗi chế
độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang bản chất của giai cấp thống trị. Vì
vậy, như đã phân tích ở trên, dân chủ tư sản không phải là nền dân chủ thuần
túy, mà đó là nền chuyên chính của giai cấp tư sản đối với đông đảo nhân dân
lao động thông qua nhà nước tư bản chủ nghĩa.
P.T.H.H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét