Thông
tin xấu, độc trên mạng xã hội gây tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư
luận xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ;
ảnh hưởng xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của cá nhân, cộng đồng và văn
hóa dân tộc. Do vậy, cần nhận diện thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, vạch trần
những thủ đoạn của những đối tượng đưa thông tin xấu, độc trên mạng xã hội
Những
thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật
giả, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, thông tin chưa
được kiểm chứng gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức; thông tin có những ngôn từ
thô tục, nội dung phản cảm, soi mói, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân, vi
phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục; kích động đồi trụy, bạo
lực được coi là thông tin xấu, độc.
Một
số dạng thông tin xấu, độc hiện đang lưu hành trên mạng xã hội nước ta là:
Thông tin chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, hòng phủ
định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng ta, phủ
nhận những thành tựu của sự nghiệp đổi mới; Xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các
cuộc kháng chiến, các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; Xuyên
tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận công lao to lớn
của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta; Vu cáo, bôi nhọ,
giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, tướng lĩnh trong quân
đội; Kích động xu hướng ly khai, phá hoại, sự thống nhất quốc gia, dân tộc, gây
chia rẽ đoàn kết nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
Truyền bá lối sống ích kỷ vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận đối với
cá nhân và tổ chức; Phá hoại bản sắc văn
hóa dân tộc, tuyên truyền, áp đặt các giá trị văn hóa và lối sống phương Tây;
Lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khẩu, phát tán virus…
Thủ
đoạn thông tin xấu, độc trên mạng xã hội rất đa dạng, tinh vi. Các đối tượng
xấu thường núp dưới vỏ bọc các tổ chức “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ” để
tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, quan điểm, cương lĩnh, nền tảng tư tưởng của
Đảng, nhất là những vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo”. Lợi
dụng một số cá nhân thoái hóa, biến chất về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống, hoặc có tham vọng chính trị cao, thành lập các hội, fanpage… làm cơ quan
ngôn luận, địa chỉ hoạt động cho tổ chức “dân chủ” trên mạng. Lợi dụng mạng xã
hội phát tán rộng rãi các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung xấu, độc, phản
động, từ đó kích động hình thành các hoạt động như tuần hành, biểu tình, rải
truyền đơn, tụ tập kêu gọi chống đối cán bộ địa phương, gây mất ổn định an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, chống phá chính quyền, chia rẽ khối đoàn kết
giữa Đảng và nhân dân.
Các
đối tượng tung tin thường sử dụng các website, dịch vụ thư điện tử (e-mail) và
các trang mạng xã hội (Facebook), Zalo (các dịch vụ chat, nhắn tin, hội thoại),
truyền thoại (VoIP), diễn đàn (forum), Twitter, Youtube, Myspace… để đưa thông
tin xấu độc. Cách thức tiến hành của chúng thường là tổng hợp tin tức từ các
báo chính thống để tạo sự khách quan, sau đó cài dần các thông tin xấu, độc,
theo tỷ lệ tăng dần cả về số lượng và mức độ bịa đặt, bóp méo sự thật, luận
điệu sai trái. Người dùng truy cập thông qua đường dẫn (link) của bạn bè trên
mạng xã hội dễ dàng “mắc mưu”, bị dẫn dắt và bị động trong việc tiếp nhận thông
tin xấu, độc đó. Thực tế cho thấy, đã có những người do nhẹ dạ, cả tin, thiếu
bản lĩnh chính trị nên đã tin theo những luận điệu của các thế lực thù địch, từ
đó bị chúng dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo và khống chế để làm việc phục vụ cho mưu
đồ của chúng.
Một
thủ đoạn khác mà các đối tượng thù địch sử dụng là thiết lập trang mạng mạo
danh tổ chức hoặc cá nhân, đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm tạo
ra hình ảnh méo mó về đất nước và con người Việt Nam, về các tổ chức và cá
nhân. Các đối tượng xấu cũng lợi dụng những yếu kém trong công tác quản lý,
công tác cán bộ, những sai phạm của một số tổ chức, cá nhân để nói xấu, bôi
nhọ, vu cáo, bịa đặt đối với Đảng, Nhà nước, gây tác động tiêu cực đến dư luận
xã hội, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Tham gia mạng xã hội là
xu thế tất yếu hiện nay, nhất là trong thời đại cách mạng số. Tuy nhiên, vấn đề
cần quan tâm là làm sao vừa khai thác được thông tin hữu ích phục vụ cho học tập,
công tác, nghiên cứu khoa học, vừa giao lưu, học hỏi, trao đổi lẫn nhau mà
không bị nhiễm thông tin xấu độc làm ảnh hưởng đến nhận thức, tâm tư, tình cảm,
quan điểm lập trường, niềm tin. Vì thế, chúng ta có thể và cần phải quan tâm đến
một số giải pháp sau đây:
Một
là, tăng cường
giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng
viên, quần chúng nhân dân.
Giáo dục Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và
pháp luật của Nhà nước. Làm rõ âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch,
của các đối tượng xấu trên Internet và mạng xã hội; những vấn đề, sự kiện mà
chúng lợi dụng xuyên tạc, mức độ nguy hại, ảnh hưởng của các thông tin xấu,
độc. Tổ chức trao đổi và làm rõ về thông tin xấu độc để mọi người nâng cao nhận
thức, nhận diện được thông tin xấu, độc, có ý thức tự phòng vệ và ý thức ngăn
chặn, phòng chống, đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc.
Hai
là, tăng cường
quản lý, nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, làm tốt công tác bảo vệ chính trị
nội bộ. Không để
xảy ra hiện tượng cán bộ, đảng viên và quần chúng bị kẻ địch móc nối, lôi kéo.
Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài liệu, không để các ấn phẩm văn
hóa độc hại, tài liệu phản động lọt vào, trang bị phương pháp tiếp cận thông tin
trên mạng xã hội một cách khoa học và đúng đắn.
Người
đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương cần sâu sát, nắm vững mọi hoạt động và
tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhất là khi những luồng quan
điểm thù địch, chống đối “mới” xuất hiện, những biểu hiện lệch chuẩn trong nhận
thức chính trị; đồng thời thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt tình hình hoạt động
của các đối tượng xấu, có nội dung giáo dục, định hướng, điều chỉnh nhận thức
đúng đắn, kịp thời. Các cơ quan quản lý phải có trách nhiệm trong quản lý thông
tin có liên quan tới cán bộ, đảng viên, quần chúng nơi mình quản lý trên mạng
xã hội. Yêu cầu cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý lên tiếng khi tài
khoản cá nhân (Facebook, Zalo…) bị hack hoặc bị giả mạo, để tránh bị lừa đảo,
chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, vu khống, hoặc bị lợi dụng phát tán thông tin xấu,
độc cho người thân, bạn bè và cộng đồng mạng.
Ba
là, quản lý
chặt chẽ thông tin trên Internet và mạng xã hội trên cơ sở luật pháp và các
điều ước quốc tế. Hoàn
thiện hệ thống pháp luật về sử dụng Internet và mạng xã hội, đảm bảo môi trường
pháp lý bình đẳng và minh bạch, tạo ra khung pháp lý nhằm răn đe, xử lý cá
nhân, tổ chức đưa tin xấu độc trên Internet và mạng xã hội. Hình thành các cơ
quan kiểm soát và chống tin giả trên mạng và hợp tác với các nước có kinh
nghiệm trong lĩnh vực này.
Bốn
là, giúp cán
bộ, đảng viên và nhân dân nhận diện, tự phòng chống các thủ đoạn, nội dung
thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin chính thống một cách
đầy đủ, toàn diện. Đồng thời, chỉ rõ những thủ đoạn, tính chất nguy hại của
thông tin xấu độc đối với xã hội; trang bị kiến thức cần thiết để mỗi người có
thể tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời “miễn
dịch” với những thông tin xấu, độc làm nhiễu loạn môi trường xã hội.
Năm
là, chủ động
ngăn ngừa, giảm thiểu tiếp xúc của cán bộ, đảng viên và nhân dân với các nguồn
thông tin xấu, độc, đồng thời tích cực đấu tranh với những luận điệu chống phá
của các thế lực thù địch.
Việc
ngăn ngừa, giảm thiểu sự tiếp xúc đối với những thông tin xấu, độc là hết sức
cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi, bản lĩnh chính trị còn chưa
vững vàng, khả năng miễn dịch còn thấp. Để thực hiện điều này, mọi người không
nên nghe, đọc, xem những đài, báo, trang mạng, bài viết, blogs, video của những
phần tử chống đối, phản động.
Như
vậy, tham gia mạng xã hội là nhu cầu thiết yếu của đời sống trong thời đại. Tuy
nhiên, các đối tượng xấu đang triệt để lợi dụng để đưa những thông tin xấu, độc,
nhằm tạo ra những suy nghĩ lệch lạc, mơ hồ, dao động, mất niềm tin trong nhân
dân để chống phá Đảng, Nhà nước. Do vậy, việc nhận diện và đấu tranh phòng
chống thông tin xấu, độc trên mạng xã hội không chỉ là nhiệm vụ của Đảng, Nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội, của các cơ quan chức năng mà là việc làm
cần thiết đối với mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét