Chủ
nghĩa Mác do C.Mác và Ph.Ăng ghen sáng lập vào giữa thế kỷ XIX, đến cuối thế kỷ
XIX, đầu thế kỷ XX đã được V.I.Lênin phát triển thành chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ
thời C.Mác cho đến thời Lênin và cho đến ngày nay, khi nhân loại đã bước vào
hai thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm,
quanh co, phức tạp, song đời sống xã hội vẫn không nằm ngoài những quy luật phổ
biến đã được C.Mác tổng kết. Khẳng định giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin,
đồng thời phải đấu tranh phê phán các quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ
nghĩa Mác-Lênin, nhằm bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong tình hình
mới.
Trong quá trình xây dựng và phát triển
học thuyết của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phải đấu tranh chống lại các quan
điểm, duy tâm, siêu hình, các quan điểm giáo điều, xét lại. Các ông đã từng phê
phán quan điểm của phái Hêghen trẻ, của Pru đông, của Đuy rinh, của Látxan và
nhiều quan điểm tư sản khác. Thông qua sự phê phán quan điểm phản diện các ông
đã trình bày quan điểm chính diện của mình, đã phát triển, hoàn thiện học
thuyết của mình. C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng khẳng định rằng, học thuyết của
các ông có tính phê phán và cách
mạng, nó không đội
trời chung với chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ, với quan điểm duy tâm, siêu hình,
cơ hội, xét lại. Có thể nói, thông qua đấu tranh tư tưởng, lý luận để bảo vệ,
phát triển chủ nghĩa Mác là tính quy luật trong
sự tồn tại của chủ nghĩa Mác.
Để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác
trong điều kiện lịch sử mới V.I. Lênin đã kiên quyết đấu tranh, kịch liệt phê
phán những quan điểm cơ hội, xét lại của các nhà lãnh đạo Quốc tế II như
Becxtanh, Cauxki…, đã đấu tranh với những quan điểm sai lầm của Plêkhanốp,
Bukharin, Tơrốtxki, đã phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán với các đại biểu
như E.Makhơ, Avênariut… Vận dụng chủ nghĩa Mác một cách sáng tạo vào thực tiễn
nước Nga, Lênin và Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân
Nga tiến hành cuộc Cách mạng tháng Mười vĩ đại, mở ra thời đại mới trong sự
phát triển của loài người - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn
thế giới. Vận dụng phép biện chứng mác xít vào xây dựng CNXH ở nước Nga, Lênin
đã đề ra Chính sách kinh tế mới, với chủ
trương thực hiện nhiều bước quá độ nhỏ về kinh tế - xã hội, thay thế chế độ
trưng thu lương thực bằng thuế lương thực, áp dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ,
phát triển thương mại, sử dụng chuyên gia tư sản, áp dụng CNTB nhà nước, học
tập kinh nghiệm của CNTB… Chính sách kinh tế mới của Lênin đã đưa nước Nga
thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội mùa xuân năm 1921, bước sang một
giai đoạn phát triển mới.
Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác
- Lênin vẫn là học thuyết khoa học và cách mạng duy nhất đáp ứng được nhiệm vụ
lịch sử mà không một học thuyết nào có thể thay thế được. Sức sống của chủ
nghĩa Mác - Lênin được thể hiện ở chỗ nó soi sáng các nhiệm vụ lịch sử đã chín
muồi của nhân loại. Nhiệm vụ giải phóng con người khỏi mọi hình thức áp bức,
bóc lột, bất công, tha hóa. Thời đại ngày nay có nhiều nội dung, đặc điểm rất
mới so với thời C.Mác và V.I.Lênin sống và hoạt động. Song các giá trị bền vững
trong tư tưởng, quan điểm và phương pháp của Mác, Ăngghen, Lênin đã và đang là
lý luận và phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo thế giới, còn
những hạn chế lịch sử trong một số luận điểm cụ thể nào đó của các ông thì lại
đặt ra yêu cầu phải bổ sung, phát triển cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới.
Chính bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin đòi hỏi phải như
vậy. Giá trị, sức sống của học thuyết Mác - Lê nin không phải ở chỗ mọi câu nói
của các ông là những chân lý vĩnh cửu, những người cách mạng cứ thế mà áp dụng
không cần xem xét điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Chính C.Mác và Ph.Ăngghen đã
nhiều lần tuyên bố: Học thuyết của chúng tôi không phải là giáo điều
mà là kim chỉ nam cho hành động.
P.T.H.H2
0 nhận xét:
Đăng nhận xét