Lợi
dụng sự kiện, Kỷ niêm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (17/2/1979
– 17/2/2019), Phạm Trần đã đăng tải bài viết “Quốc sử và 40 năm cuộc chiến
Việt – Trung” đăng trên Danlambao, bằng luận điệu vu khống Đảng, Nhà nước
ta né tránh, lãng quên, không quan tâm đến chính sách đối với thương binh, cựu
binh, thân nhân liệt sĩ tham gia cuộc chiến đấu, nhằm xuyên tạc, kích động, chống
phá Đảng, Nhà nước; chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc. Luận điệu
này của Phạm Trần hoàn toàn là sai trái. Bởi sự thật:
Đảng,
Nhà nước và Nhân dân ta không bao giờ lãng quên cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới
phía Bắc năm 1979. Cuộc chiến đấu chính nghĩa này là một trong những trang sử
vàng oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Vì lẽ đó, không ai được
phép lãng quên những ngày tháng 2 lịch sử ấy. Đây cũng là chủ trương nhất quán
đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta nhiều lần khẳng định. Năm 2014, trong Hội
nghị bàn về Quy chế phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và Chính phủ, nguyên Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Đảng, Nhà nước không bao giờ quên công lao của
đồng bào chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống xâm lược
ngày 17/2/1979”.
Đảng,
Nhà nước và Nhân dân ta luôn quan tâm đến chính sách đối với những người có
công trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Phát huy
truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, những năm qua, Đảng, Nhà nước và các đoàn
thể xã hội đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thương binh, thân nhân các gia
đình liệt sĩ, trong đó có các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sĩ trong cuộc
chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Sự thật, không có sự phân biệt về
chế độ, chính sách dành cho các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sĩ trong cuộc
chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc với cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ trong
các cuộc chiến tranh khác. Các cựu chiến binh tham gia chiến dịch biên giới
phía Bắc còn được hưởng các chế độ theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg, ngày 9
tháng 11 năm 2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham giúp chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30
tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc. Hiện nay, chế độ, chính
sách đối với cựu chiến binh nói chung được thực hiện theo Pháp lệnh Cựu chiến
binh và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh
Cựu chiến binh.
Để
tưởng nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới
phía Bắc, nhiều địa phương ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã phối hợp với các
ban, ngành Trung ương, đoàn thể xây đài tưởng niệm, tôn tạo nghĩa trang liệt
sĩ, như xây dựng và nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên thành nghĩa trang quốc
gia; tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; lấy tên một số liệt sĩ để đặt tên đường
phố, trường học.
Cuộc
chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 hào hùng của dân tộc ta được phản
ánh sinh động trong nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật. Tiêu biểu như tiểu
thuyết “Đêm tháng Hai” của nhà văn Chu Lai, “Mình và họ” của nhà văn Nguyễn
Bình Phương, “Xác phàm” của nhà văn Nguyễn Đình Tú…; bộ phim “Đất mẹ” của đạo
diễn Hải Ninh, “Thị xã trong tầm tay” của đạo diễn Đặng Nhật Minh…; các bài hát
“Chiến đấu vì độc lập tự do” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, “Lời tạm biệt lúc lên đường”
của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối, “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận” của nhạc sĩ Hồng Đăng,
“Những đôi mắt mang hình viên đạn” của nhạc sĩ Trần Tiến và “Hát về anh” của nhạc
sĩ Thế Hiển,…
Mới
đây, ngày 8/01/2019, tại Hà Nội, Ban liên lạc Cựu chiến binh Quân đoàn 14 Mặt
trận Lạng Sơn phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức gặp mặt
báo chí, giới thiệu cuốn sách “Những người đi giữ biên cương” của nhóm tác giả:
Ngô Văn Học (chủ biên), Đặng Vương Hưng, Hoàng Văn Thiềng và Lê Anh Sáng, do
NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 40
năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và 40 năm ngày thành lập Quân đoàn
14 – Binh đoàn Chi Lăng – Mặt trận Lạng Sơn (24/02/1979 – 24/02/2019), nhằm tôn
vinh và tri ân những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống tại mặt trận Lạng Sơn nói
riêng và các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung. Những tác phẩm văn học, điện ảnh,
âm nhạc trên được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong và ngoài nước, nhằm ca
ngợi, tôn vinh và tri ân những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu
bảo vệ biên giới phía Bắc.
Như
vậy, thực tế Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta không những không né tránh, lãng
quyên, mà còn luôn quan tâm đến công tác chính sách đối với những người có công
trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Đó là một sự thật, bác
bỏ hoàn toàn các luận điệu cố tình xuyên tạc, vu cáo chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước ta đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa này.
Hữu Định-KNN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét