CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

NHẬN THỨC CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO HỘI HỌP ĐỂ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


Kết quả hình ảnh cho NHẬN THỨC CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG QUYỀN Tá»° DO HỘI HỌP ĐỂ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ Lá»°C THÙ ĐỊCHTrong những năm qua, lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội phức tạp, nhạy cảm, các nhà đấu tranh khoác áo “dân chủ, nhân quyền” triệt để lợi dụng quyền tự do hội họp để xuyên tạc, kích động người dân biểu tình, bạo loạn nhằm tập dượt “cách mạng màu” chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Theo "Từ điển tiếng Việt", “hội họp” là “tề tựu đông đảo”, là “tập họp ở một nơi để bàn bạc”. Quyền tự do hội họp là một quyền cơ bản của con người được gặp gỡ, họp mặt để trao đổi, giao lưu, bàn công việc… Việc hội họp có thể mang tính chất gia đình, bạn bè; có thể là sinh hoạt của các tôn giáo, hoạt động của các hội đoàn để thảo luận, giải quyết công việc nội bộ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Đó cũng là quyền của công dân được gặp gỡ để thảo luận, góp ý kiến về các vấn đề chung của Nhà nước và xã hội.
Lợi dụng quyền tự do hội họp, trong thời gian qua các thế lực thù địch tập hợp người dân, nhất là số người có trình độ nhận thức thấp, có bức xúc, mâu thuẫn với chính quyền, bất mãn với chế độ... tham gia đình công, biểu tình nhằm xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội chống phá Nhà nước, phá hoại sự ổn định của xã hội. Đối tượng cầm đầu lôi kéo, kích động quần chúng biểu tình là những cá nhân, tổ chức phản động, thù địch, số bất mãn, cơ hội chính trị... Lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội phức tạp, nhạy cảm liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật, các thế lực thù địch sử dụng nhiều thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc chính sách, pháp luật của Nhà nước; bóp méo, thổi phồng tính chất vụ việc; khống chế, lừa bịp những người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết và lợi dụng hiệu ứng “tâm lý đám đông” để tập hợp, lôi kéo, kích động người dân tụ tập biểu tình, gây rối. Các cuộc hội họp, biểu tình không chỉ dừng lại ở việc phản đối hoặc gây áp lực với chính quyền mà khi có thời cơ sẽ tìm cách thực hiện “cách mạng màu”. Điển hình là vụ kích động, lôi kéo công nhân và người dân tham gia biểu tình ở Bình Dương năm 2014; và mới đây (năm 2018) lợi dụng việc Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng và thảo luận Dự thảo Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, các đối tượng thù địch đã lôi kéo hàng nghìn người mang theo băng rôn, khẩu hiệu tụ tập, gây rối trật tự công cộng, đốt phá tài sản, tấn công lực lượng cảnh sát, cản trở hoạt động của các cơ quan chức năng… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ở nhiều địa phương: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận... Sau khi các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp ngăn chặn tình trạng gây rối, giải tán người dân tham gia; bắt giữ, xử lý các đối tượng cầm đầu, chủ mưu, chúng đã “tát nước theo mưa” xuyên tạc rằng, việc xử lý những đối tượng này là đàn áp dã man những người “biểu tình yêu nước”, kêu gọi Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế can thiệp.

Chúng ta đều nhận thức sâu sắc rằng quyền tự do hội họp là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và được bảo đảm thực hiện trong thực tế. Theo luật pháp quốc tế, quyền tự do hội họp luôn gắn chặt với quyền tự do ngôn luận và được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế. Tuy nhiên, luật pháp quốc tế, pháp luật các quốc gia đều khẳng định, tự do hội họp là quyền có thể bị giới hạn trong những trường hợp nhất định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Trên cơ sở nội luật hóa pháp luật quốc tế về quyền tự do hội họp, ngay từ khi mới thành lập nước, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã khẳng định tự do hội họp là quyền cơ bản của công dân và bảo đảm thực hiện quyền này trên thực tế. Ngày 13-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 31 nhấn mạnh, tự do hội họp là một trong những nguyên tắc của chế độ dân chủ cộng hòa; tuy nhiên, những cuộc biểu tình phải khai trình trước 24 giờ với các ủy ban nhân dân sở tại. Xuyên suốt các bản Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam từ trước tới nay, quyền tự do hội họp được khẳng định là một quyền tự do cơ bản của người dân và được Nhà nước ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Điều 25, Hiến pháp năm 2013 đã nhấn mạnh: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình… theo quy định của pháp luật”. Pháp luật Việt Nam cũng nghiêm cấm hành vi xâm phạm quyền hội họp của công dân (Điều 163, Bộ luật Hình sự năm 2015).


0 nhận xét: