CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI BLOG GIỮ TRỌN LỜI THỀ

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Thành tựu về xóa đói giảm nghèo là biện pháp nhằm bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam

 Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về (Xóa đói giảm nghèo). Đây là biểu hiện sinh động về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành tựu trong thực hiện chủ trương này thời gian qua là điểm sáng về bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam, không ai có thể phủ nhận.

Các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, và lợi dụng, coi vấn đề “nhân quyền” là một trong những mục tiêu chủ yếu để chống phá cách mạng Việt Nam. Nhân quyền có nội dung rộng, việc bảo đảm quyền tuyệt đối của con người là quyền được sống trong hòa bình và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị và toàn dân, toàn quân ta. Được thế giới ghi nhận và đánh giá là quốc gia đã và đang thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo1 đó là thành tựu lớn

Bảo đảm quyền con người, nhất là quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân không những đã được hiến định tại Điều 34, Điều 59 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, mà thực tiễn kết quả thực hiện Hiến pháp về xóa đói giảm nghèo, trong giai đoạn 2016 - 2020, nước ta đã đạt được những thành tựu hết sức nổi bật. Kết quả giảm nghèo đạt và vượt mục tiêu, chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Hộ nghèo từ 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) giảm xuống còn 2,75% năm 2020 (năm cuối kỳ), trong 05 năm giảm bình quân 1,43%/năm (chỉ tiêu: giảm 01% - 1,5%/năm); hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 04%/năm (chỉ tiêu: giảm 03% - 04%/năm); hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5,4%/năm (chỉ tiêu: giảm 04%/năm). Có được kết quả đó là do Quốc hội, Chính phủ rất quan tâm, bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện Chương trình giảm nghèo. Tổng nguồn lực đã được bố trí, huy động nguồn vốn Trung ương (35%), vốn huy động xã hội hóa hỗ trợ an sinh xã hội và giảm nghèo của các địa phương (41%), vốn ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các hoạt động an sinh xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.

Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam không ngừng được nâng lên thông qua áp dụng chuẩn nghèo mới. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững và đảm bảo quyền an sinh xã hội của người nghèo, Việt Nam đã ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 với các tiêu chí xác định hộ nghèo về thu nhập và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản được nâng lên so với giai đoạn 2016 – 2020, không chỉ đảm bảo thu nhập tối thiểu mà còn hỗ trợ cải thiện mức độ tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin. Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo quyền an sinh xã hội của người nghèo được toàn diện hơn.

Để bảo đảm quyền con người, Việt Nam không chỉ áp dụng chuẩn nghèo mới mà còn thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025, góp phần giải quyết các vấn đề nghèo đói có trọng tâm, trọng điểm, cấp bách, có mục tiêu, thời hạn rõ ràng. Song song với hệ thống chính sách giảm nghèo thường xuyên, Việt Nam phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (từ năm 1998) tập trung hỗ trợ có mục tiêu cho các địa bàn đặc biệt khó khăn và người nghèo. Ngày 28/7/2021, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 24/2021/QH15, phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Chương trình tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng “lõi nghèo”, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của người nghèo, đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm tốt, hỗ trợ đối tượng yếu thế không rơi vào tình trạng nghèo đói.

Thực hiện đồng bộ nội dung, giải pháp, công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta sẽ có kết quả tốt hơn nữa, là minh chứng cho thấy nhân quyền ở Việt Nam luôn được thực thi hiệu quả; bác bỏ những cáo buộc vô căn cứ, sai trái của các thế lực thù địch về tình hình nhân quyền ở Việt Nam./.

 

PQV-H8

0 nhận xét: