Thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn và nhiều trang báo chí ở phương
Tây, ở các nước Đông Âu, các nước thuộc Liên Xô trước đây, với những mức độ
khác nhau, đã nổi lên một chiến dịch đả kích chủ nghĩa Mác. Họ cho rằng, chủ
nghĩa tư bản đã thay đổi đến mức không còn nhận biết được nữa so với thời của C.Mác,
và do đó những tư tưởng của C.Mác không còn phù hợp nữa; chủ nghĩa Mác là đấu
tranh giai cấp dẫn tới đầu rơi, máu đổ, không thích hợp với thế giới đương đại
đang trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế… Từ đó, người ta phê phán
chủ nghĩa Mác mà trước hết là các bài phê bình "thận trọng" một số luận
điểm, đưa ra một vài khiếm khuyết của chủ nghĩa Mác, rồi sau đó, tiến tới sự
phê phán những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, coi học thuyết Mác - Lênin
đã thuộc về quá khứ, không còn phù hợp với thế giới đương đại và cuối cùng là
phủ định chủ nghĩa Mác nói chung.
Các thế lực thù địch đang ra sức bôi nhọ chủ nghĩa xã hội và phê phán
chủ nghĩa Mác. Ngoài những kẻ thù tư tưởng của chủ nghĩa Mác từ trước tới nay
và những người theo các khuynh hướng phi mác xít trong phong trào công nhân quốc
tế, điều đáng ngạc nhiên là có những nhân vật mới đây còn tự coi mình là trung
thành với chủ nghĩa Mác, thì hôm nay quay ra công kích Mác một cách gay gắt,
gán cho chủ nghĩa Mác - Lênin đủ các tội danh. Có người chẳng hiểu gì về Mác,
chưa hề nghiên cứu Mác cùng lớn tiếng phê phán Mác.
Thực chất là gì? Phải chăng chủ nghĩa Mác đã lỗi thời? Chủ nghĩa Mác có
còn phù hợp trong thế giới đương đại hay không?
Sự thật là hiện nay chủ nghĩa Mác đang đứng trước thử thách nghiêm trọng.
Thực tiễn đã có những biểu hiện khác với những quan niệm truyền thống của chúng
ta và không giống như dự đoán của Mác. Tuy nhiên, tất cả những điều đó đều có
nguyên do và có thể cắt nghĩa được. Có những vấn đề và những nguyên nhân tác động
trực tiếp, có những vấn đề sâu xa hơn, thuộc về bản thân chủ nghĩa Mác.
Nguyên nhân trực tiếp trở thành cơ hội để người ta phủ nhận chủ nghĩa
Mác là những hiện tượng mới nảy sinh của chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa
xã hội trong thế giới đương đại: một mặt, chủ nghĩa tư bản mà Mác tuyên bố tất
yếu sẽ diệt vong thì đã chưa chết và chưa chuẩn bị chết. Mặt khác, chủ nghĩa xã
hội đã được sinh ra và dường như được mô phỏng theo những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác-Lênin thì lại kém hiệu quả và đã sụp đổ ở các nước Đông Âu và ở nơi đầu
nguồn là Liên Xô (cũ).
Trước tiên, như C.Mác đã tiên đoán, bất bình đẳng trong thu nhập của chủ
nghĩa tư bản ngày nay đã tăng lên mạnh mẽ. Theo báo cáo của Oxfan ngày
20-1-2018, 82% số tài sản được tạo ra trên thế giới thuộc về 1% dân số thế giới
(là những người giàu có), trong khi hơn nửa dân số thế giới đang khốn khó, cũng
theo Oxfan, 42 tỷ phú giàu nhất của thế giới có thu nhập ngang với 3,7 tỷ người.
Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sự thịnh vượng hơn bao giờ hết mà lịch sử nhân loại
từng chứng kiến, nhưng cái giá phải trả vô cùng to lớn, nhất là khi nói tới cảnh
xa hoa tột đỉnh của một số ít con người và cảnh cùng cực của hàng tỉ con người.
Đó chính là mâu thuẫn không thể chối cãi trong lòng chế độ tư bản. Trong quá
trình điều chỉnh để thích nghi đó, chủ nghĩa tư bản đã ứng dụng thành công các
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và đặc biệt đã sử dụng có hiệu
quả nhiều giải pháp của chủ nghĩa xã hội. Vì thế, chủ nghĩa tư bản đã tạm thời
làm dịu đi những mâu thuẫn vốn có trong lòng nó. Gọi là tạm thời làm dịu mâu
thuẫn của chủ nghĩa tư bản vì theo quy luật không tránh khỏi, chủ nghĩa tư bản
vẫn lâm vào khủng hoảng trầm trọng, như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ
năm 2008, bắt đầu từ Mỹ và lan ra toàn thế giới.
Về khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội. Nguyên nhân của những khó khăn và
bi kịch của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là do rất nhiều yếu tố. Sự xuất
hiện và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã diễn ra theo một kịch bản hoàn toàn khác với
dự kiến của Mác. Trên thực tế chủ nghĩa xã hội không phải là kết quả của sự phủ
định chủ nghĩa tư bản. Nó được thực hiện ở những nước tư bản chủ nghĩa kém phát
triển, ở những nơi có tình thế cho giai cấp vô sản giành chính quyền nhưng lại
thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác chưa dự tính
đến việc chủ nghĩa xã hội tồn tại song song với chủ nghĩa tư bản và hơn thế nữa,
lại ở điểm xuất phát thấp hơn các nước tư bản phương Tây. Chủ nghĩa xã hội hiện
thực ở Liên Xô trước đây và ở các nước Đông Âu đã được xây dựng theo ý muốn chủ
quan, cứng nhắc, khuôn mẫu và trái quy luật. Khi đã nhận ra những khuyết tật của
chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc cải tổ, đổi mới nó, thì ở nhiều nước lại
thiếu sự chuẩn bị những giải pháp tháo gỡ, củng cố hoặc xây lại, mà mới kịp làm
được một công việc đầu tiên là phá bỏ những gì đã có. Cũng như sự sụp đổ nhanh
chóng của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và ở Liên Xô một phần chính là do
sai lầm trực tiếp và cả sự phản bội của giới lãnh đạo, do sự thiếu hiểu biết hoặc
cố tình xa rời chủ nghĩa Mác, chứ không phải là sai lầm của học thuyết mác xít.
Về những nhân tố chủ quan. Ở đây có hai cấp độ: một là, những khiếm
khuyết của bản thân chủ nghĩa Mác; hai là, cái sai của những người kế tục và
phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cũng như bất kỳ một học thuyết khoa học nào
khác, do hạn chế của lịch sử, những nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, không phải
không có những nhận định thiếu chính xác. Chẳng hạn, khi nghiên cứu chủ nghĩa
tư bản, Mác đã phát hiện quy luật vận động phát triển của nó, nhưng lại không
đánh giá hết tính co dãn, khả năng tự biến đổi của xã hội tư sản. Đọc Mác, người
ta thấy dường như mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cứ ngày một tăng lên và dường
như mọi tiến bộ xã hội được thực hiện trong điều kiện chủ nghĩa tư bản cũng đều
chống lại chủ nghĩa tư bản, làm cho chế độ xã hội đó thêm ngắc ngoải. Thực tiễn
cho thấy cách đặt vấn đề như vậy là một chiều, còn phiến diện và thậm chí xa lạ
với bản thân phương pháp luận mác xít.
Nhân tố chủ quan chính là việc tự phê phán của những người cộng sản.
Lênin là nhà mác xít rất mẫu mực trong việc tiếp thu chủ nghĩa Mác một cách có
phê phán và cùng với nó là tự phê phán để làm giàu và hoàn thiện thêm cho học
thuyết Mác. Đã là một học thuyết khoa học thì lúc nào cũng phải tự xem xét. Việc
xem xét và tự phê phán chủ nghĩa Mác khác xa và thậm chí trái ngược với chủ
nghĩa xét lại. Chủ nghĩa xét lại mưu toan từ bỏ nguyên tắc, muốn làm biến dạng
chủ nghĩa Mác. Còn việc tự phê phán chỉ có một mục tiêu duy nhất là làm cho chủ
nghĩa Mác ngày càng toàn diện, phong phú thêm.
Mặt khác, một số đảng công nhân luôn bằng lòng với chủ nghĩa Mác và bằng
lòng với mình nên thường coi nhẹ công tác lý luận, đồng nhất công tác lý luận với
công tác chính trị, trong khi ấy lại rất ít để ý tới hoặc rất ít tiếp thu cái mới.
Tất cả những sai lầm và các nguyên nhân kể trên đã làm cho chủ nghĩa Mác mất đi
tính sống động vốn có của nó, và nếu tình hình cứ như vậy, chủ nghĩa Mác sẽ thiếu
hơi thở của cuộc sống trở thành lạc hậu, không thể lý giải được những vấn đề mới
mà thực tiễn đặt ra./.
PVĐ-H4
0 nhận xét:
Đăng nhận xét